Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ và ý muốn của vợ khi sinh em bé.
Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ
Chồng phải nắm chắc kiến thức về một số dấu hiệu chuyển dạ của vợ. Chắc là vợ cũng đã biết rõ các dấu hiệu rồi, nhưng chồng cũng nên biết:
- Các cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên liên tục hơn
- Đau vùng thắt lưng, đau vùng dưới của bụng bầu
- Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy
- Vỡ ối - mặc dù hiện tượng này xảy ra ở những thời điểm không giống nhau, tùy ca sinh.
Khi chồng nghĩ rằng vợ đang chuyển dạ chuẩn bị sinh em bé, chồng phải gọi điện ngay cho chuyên viên hộ sinh. Chồng cần lưu sẵn số điện thoại của chuyên viên hộ sinh, phòng khi cần kíp thì gọi ngay được. Chuyên viên hộ sinh sẽ nói cho chồng biết khi nào thì nên đưa vợ vào bệnh viện, trừ khi hai vợ chồng chọn phương pháp sinh con ở nhà thì không phải gọi chuyên viên hộ sinh. Nên sử dụng ứng dụng đồng hồ bấm giờ chuyển dạ để theo dõi tần suất và thời lượng các cơn đau chuyển dạ. Chuyên viên hộ sinh sẽ theo dõi ứng dụng này để tính toán xem giai đoạn chuyển dạ đã tiến triển tới đâu. Ứng dụng di động miễn phí “Chuẩn bị cho ngày sinh con” của chúng tôi có tích hợp chức năng này.
Chuẩn bị tới bệnh viện
Lúc lái xe hoặc lúc cùng vợ lên xe đến bệnh viện, có thể chồng sẽ cảm thấy rất áp lực, nhưng luôn có cách chuẩn bị tâm lý cho ngày trọng đại:
- Chồng nhớ tìm hiểu trước các tuyến đường đi tới bệnh viện, nhỡ chẳng may tuyến đường hằng ngày mình vẫn đi bỗng dưng bị kẹt cứng thì con xoay chuyển được.
- Chồng nhớ đi thử các tuyến đường này, xem mất bao lâu thì tới bệnh viện
- Nhớ để ý xem ở bệnh viện đậu xe thế nào, nếu cần trả trước thì chuẩn bị sẵn tiền xu để trả cho nhanh!
- Tập cách lắp ghế an toàn cho bé. Pháp luật quy định phải có ghế an toàn dạng hướng về phía sau lắp trên xe thì mới được lái xe đưa em bé về nhà từ bệnh viện, kể cả đi taxi vẫn phải tuân thủ luật này.
- Mách nước: chồng nên lắp sẵn ghế an toàn cho bé, phòng khi tới ngày đó lại quên trang bị.
Túi đồ đi sinh
Thường thì các cặp vợ chồng đã xếp đồ vào túi đi sinh (hospital bag) sẵn từ nhiều tuần trước này dự sinh. Nhưng một khi tới giờ chuyển dạ tâm trí cô ấy không còn nhớ gì đâu, nên lúc ra khỏi cửa chồng phải nhớ cầm túi đồ đi theo, cũng nhớ cầm theo bản kế hoạch sinh và nhật ký thai sản. Ứng dụng di động miễn phí “Chuẩn bị cho ngày sinh em bé” của chúng tôi có sẵn nhiều thông tin và lời khuyên hữu ích cho hai vợ chồng, có luôn đồng hồ bấm giờ chuyển dạ nữa. Đừng quên là còn nhiều đồ lắt nhắt phải mang theo. Có thể chồng cũng cần mang theo một túi đồ riêng của mình, bao gồm:
- Mấy bộ quần áo để thay ra
- Đồ bơi - nếu vợ sinh con dưới nước
- Đồ cá nhân như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lăn khử mùi.
- Đồ ăn nhẹ và nước uống
- Tiền lẻ để gửi xe
- Thuốc uống cần thiết
- Thuốc giảm đau – cả chồng và vợ đều có thể cần tới nó
- Máy ảnh – kiểm tra thời lượng pin kỹ nhé!
- Điện thoại di động, nhớ sạc đầy pin
- Đồng hồ đeo tay - lý tưởng nhất là đồng hồ bấm giờ để đo thời gian các cơ co thắt, hoặc sử dụng đồng hồ bấm giờ đã tích hợp sẵn trong ứng dụng điện thoại “Chuẩn bị cho ngày sinh em bé.
- Cũng nên đem theo mấy món đồ giải trí nhẹ để dùng tới khi chờ đợi - nhạc, sách, tạp chí
Khi đến bệnh viện
Khi chồng đưa vợ tới bệnh viện, bước đầu tiên là chuyên viên hộ sinh sẽ khám qua. Nếu vợ chỉ mới chuyển dạ thời kỳ đầu, chưa có dấu sinh rõ ràng, tốt hơn chồng nên đưa vợ về nhà để vợ được ở trong bầu không khí thoải mái.
Nếu chồng ở lại bệnh viện, vợ sẽ được nằm ở phòng chờ sinh. Chuyên viên hộ sinh (bà mụ) sẽ cùng vợ xem lại kế hoạch sinh đã soạn. Chồng nhớ có mặt lúc trao đổi về chủ đề này, để biết chuyện gì sắp xảy ra. Khi cơn chuyển dạ nhiều lên và có dấu sinh, bác sĩ sẽ đưa vợ qua phòng sanh.
Nếu như lúc tới bệnh viện vợ đã dấu sinh quá cận, bác sĩ sẽ đưa vợ thẳng vào phòng sanh luôn, và chuyên viên hộ sinh sẽ cùng xem lại kế hoạch sinh của vợ. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng trong giai đoạn này, chồng (hoặc người nhà là người đồng hành với vợ trong phòng sanh) sẽ cần phải túc trực để trợ giúp, cho nên người nhà phải biết ý muốn của vợ về:
- Phương pháp giảm đau
- Phương pháp sanh
- Khi bé vừa lọt lòng mẹ là cho bé tiếp xúc kề da thịt (skin-to-skin contact) với mẹ liền.
Nếu sản phụ phải sinh mổ
Một số sản phụ đã biết mình sẽ cần sinh mổ từ trước ngày dự sinh, nhưng cũng có trường hợp lúc chuyển dạ họ mới được thông báo là cần phải sanh mổ, đó là lúc bác sĩ nhận định nếu sanh thường sẽ rủi ro cho mẹ. Nếu vợ phải sinh mổ thì người nhà cũng không có gì phải hoảng. Sinh mổ là biện pháp can thiệp đơn giản, thường giải quyết xong trong một giờ đồng hồ, rồi sản phụ sẽ được an toàn thôi. Sanh mổ xong phải sáu tuần sau vợ mới hồi phục hoàn toàn, vì vậy chồng phải giúp vợ làm việc nhà và chăm sóc cho bé yêu mới chào đời.