Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Đến tuần 36 thai kỳ, hệ tiêu hóa đã sẵn sàng rồi, giờ bé có thể bú sữa mẹ. Bụng bầu ngày càng to, đè lên bàng quang của mẹ, nhưng điều quan trọng là mẹ vẫn phải nạp đủ lượng chất lỏng trong ngày. Mời mẹ cùng tìm hiểu xem mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước là đủ, và đâu là dấu hiệu nhận biết mẹ nên uống thêm nước.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 36 của thai kỳ
Đến tuần 36, bé yêu đạt chiều dài đầu-mông 33cm, cân nặng khoảng 2,7kg. Không gian trong bụng mẹ ngày càng chật chội với bé, nên tới giai đoạn này bé sẽ hạn chế vận động. Nhưng một khi bé vận động, mẹ dễ dàng nhận ra hình dạng bàn chân, khủy chỏ, cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bé đang tì đè lên bụng mẹ1.
Đương nhiên là chúng tôi không có dữ liệu chính xác về số lần vận động của bé mỗi ngày, nhưng mẹ cũng nên để ý tần suất và thói quen vận động của bé yêu. Có lẽ bé của mẹ thường nhí nhảnh năng động hơn sau khi mẹ đã ăn no, hoặc khi mẹ ngồi, khi mẹ nằm nghỉ lúc về đêm. Không có thai nhi nào giống thai nhi nào hoàn toàn, nhưng nếu mẹ thấy tự dưng thói quen vận động của bé yêu thay đổi, mẹ hãy mau chóng thông báo cho chuyên viên hộ sinh hoặc tới bệnh viện khám.
Mọi bước chuẩn bị đã sẵn sàng để bé yêu chào đời. Trong thai kỳ, bé thường mút ngón cái, sau đó bé tập thở, tập nuốt, cho nên các cơ quan nội tàng và các cơ có tham gia vào quá trình tiêu hóa của bé đã được luyện tập đầy đủ, sẵn sàng cho lần đầu tiên bé được bú sữa mẹ. Đến tuần 36, bé đã sẵn sàng hít thở không khí vì hai buồng phổi đã hoàn thiện 100%. Bé sắp có biến chuyển, từ thời kỳ nuốt nước ối tới giai đoạn hít thở không khí2.
Tư thế của bé đã thay đổi nên bào thai chèn ép bàng quang của mẹ nhiều hơn. Đó là lý do ở tuần 36 mẹ buồn tiểu thường xuyên hơn. Thế nhưng nhu cầu uống đủ nước vẫn rất quan trọng, nhất là trong thai kỳ, mẹ đừng giảm uống nước lại để bớt số lần đi vệ sinh, mẹ nhé.
Mẹ có thể uống nước ít đi một chút trước giờ đi ngủ để đỡ phải đi ngoài liên tục làm gián đoạn giấc ngủ, nhưng nhớ là sáng hôm sau phải uống bù nước.
Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu khuyến nghị các mẹ nên uống khoảng 2,3 lít nước mỗi ngày trong thai kỳ3. Tức là uống khoảng 9-10 lần, mỗi lần một ly 250ml.
Khái niệm nạp đủ chất lỏng cũng bao gồm sữa, nước canh, sinh tố, nước ép, bên cạnh nước. Mẹ nhớ uống nước nhiều hơn khi thời tiết nóng bức hoặc sau khi vận động nhiều.
Cơ thể con người có khoảng 60% là nước, và mỗi ngày mất khoảng 2 lít nước. Mẹ nhất thiết phải uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước nghiêm trọng. Uống đủ nước sẽ giúp máu huyết dễ dàng luân chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể và loại bỏ chất thải.
Uống đủ chất lỏng sẽ giúp đường niệu của mẹ khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường niệu khá phổ biến ở sản phụ4.
Triệu chứng báo động tình trạng bị mất nước nghiêm trọng:
Nếu mẹ thấy mình có các dấu hiệu sau, mẹ có thể đang bị mất nước nghiêm trọng5.
Hãy uống thêm nước, nạp thêm chất lỏng vào người càng sớm càng tốt. Một món sinh tố hay nước ép ngọt ngào có thể giúp mẹ bù lại lượng đường đã tiêu hao. Một món ăn vặt mặn như hạt bổ dưỡng ướp muối có thể giúp mẹ bù lại lượng muối đã mất6.
1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 47.
2. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 33-36 [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx [Truy cập 9/2016].
3. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu. Ý kiến khoa học về giá trị tham khảo chế độ ăn uống đối với nước. EFSA Journal 2010; 8(3):1459 p.48.
4. NCT. Nhiễm trùng khi mang thai [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nct.org.uk/pregnancy/infection-pregnancy [Truy cập 9/2016].
5. NHS UK. Dehydration – Symptoms [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/Dehydration/Pages/Symptoms.aspx [Truy cập 9/2016].
6. NHS UK. Dehydration – Treatment [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/Dehydration/Pages/Treatment.aspx [Truy cập 9/2016].
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.