Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Meditation In Pregnancy

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ

Cân bằng là tốt

Mẹ bầu nên ăn gì?

Bé yêu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể xuyên suốt thai kỳ. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, là cách để mẹ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé; đây cũng là nền tảng quan trọng cho sức khỏe của bé về sau này. Cùng Aptaclub Việt Nam tìm hiểu kiến thức về cách kết hợp món ăn từ các nhóm thực phẩm chính; nếu mẹ đang theo thực dưỡng, ăn chay trường, hoặc theo chế độ ăn không có gluten thì mẹ nên ăn gì trong thai kỳ?

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ -Nền tảng sức khỏe kiện toàn cho bé về sau

Khi mẹ mang thai, thức ăn mẹ nạp vào cơ thể sẽ là nguồn dưỡng chất cho thai nhi.

Để tiện theo dõi chăm sóc, chúng ta thường chia thai kỳ ra thành từng tuần, từng tháng, và giai đoạn, nhưng thực ra sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi là một tiến trình  liên tục và liền mạch. Nguồn dinh dưỡng bé được cung cấp trong thời gian còn ở trong bụng mẹ chính là nền tảng thể chất toàn diện cho bé về sau, là hành trang cho một tương lai khỏe mạnh. 

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh xuyên suốt thai kỳ là sự hội tụ đa dạng của các món ăn từ những nhóm thực phẩm quan trọng. Mẹ nên chọn lựa các món ăn bổ dưỡng mỗi ngày từ những nhóm thực phẩm sau (nhớ hạn chế ăn đồ ngọt hoặc đồ béo nhé).

  • Thức ăn giàu tinh bột: Mẹ hãy chọn thực phẩm nguyên hạt (nguyên cám) thì sẽ được nạp nhiều năng lượng, chất xơ, canxi, sắt và vitamin B hơn.
  • Trái cây và rau: Cố gắng ăn ít nhất 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày để nạp đủ vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị.
  • Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa: Giúp cung cấp protein và canxi. Mẹ hãy chọn sản phẩm ít béo với hàm lượng calo thấp thì sẽ tốt hơn cho cơ thể.
  • Chất đạm (không phải từ sữa): Mỗi ngày mẹ hãy ăn thịt, cá, trứng, đậu và các món ăn có chứa đạm, bao gồm hai khẩu phần cá (loại có nhiều mỡ cá) mỗi tuần.

Thức ăn nhiều chất béo hoặc đường: Bánh kem, bánh quy, khoai tây chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt thường có giá trị dinh dưỡng rất thấp. Mẹ hãy cố gắng hạn chế, đừng ăn nhiều thực phẩm trong nhóm này nhé.

Mẹ có nên “ăn cho hai người” không?

Chất dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ được phân bổ đều để nuôi cả mẹ lẫn con, nhưng mẹ không cần phải ăn quá nhiều, tức là đừng quá “thả ga” mẹ nhé. Theo khuyến cáo thì khoảng thời gian đầu thai kỳ mẹ nên duy trì chỉ số calo bình thường giống như trước khi mang thai, chỉ khi vào ba tháng cuối thai kỳ mới cần tăng lượng calo lên thôi.

Khi mang thai, mẹ bầu thường ít vận động. Năng lượng tồn dư do mẹ ít vận động sẽ bù trừ cho mức calo cần nạp nhằm cung cấp năng lượng cho các tiến trình phát triển và tăng trưởng của em bé trong sáu tháng đầu thai kỳ. Khi bước vào ba tháng cuối thai kỳ, nhu cầu calo của mẹ mới nhích lên đôi chút.

Từ tuần thứ 27 của thai kỳ, trở về sau, mẹ nên bổ sung 200 calo mỗi ngày, tương đương hai lát bánh mì nướng phết bơ1.

 

"Theo khuyến nghị mới nhất, trong ba tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ nên nạp bổ sung 200 calo."

 

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, như thế sẽ ảnh hưởng bất lợi đối với sự phát triển của em bé. Thực tế đã chứng minh: khi mẹ bị thừa cân quá mức trong thai kỳ, bé sinh có thể gặp phải một số biến chứng, chẳng hạn như trọng lượng lúc sinh cao bất thường, nguy cơ sinh mổ cao7.

Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho mẹ mang thai

Khi mẹ duy trì được một chế độ ăn uống cân bằng, ổn định, bé yêu sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Dinh dưỡng trong thai kỳ là nền tảng vững vàng cho sức khỏe của bé trong tương lai.

Pre Pregnancy Omega3 Banner

Nếu mẹ bầu đang theo chế độ ăn kiêng đặc biệt, mẹ nên ăn gì cho tốt?

Nếu mẹ đã theo chế độ ăn đặc biệt từ trước đến nay, ví dụ như chế độ thực dưỡng, ăn chay trường, chế độ ăn kiêng gluten, mẹ cần để ý nhiều hơn đến yếu tố dưỡng chất, vì ăn uống kiêng khem trong thai kỳ có thể khiến cả mẹ và bé bị thiếu chất đấy.

Chuyên viên chăm sóc sức khỏe sẽ tư vấn và cung cấp cho mẹ nhiều kiến thức hữu ích, giúp mẹ thực hiện một số điều chỉnh cần thiết tùy từng trường hợp cụ thể. Mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nuôi bé trong bụng mẹ, đảm bảo cho sự phát triển của bé xuyên suốt thai kỳ và sức khỏe của bé về sau.

Chế độ ăn kiêng thực dưỡng và chay trường

Ăn chay trong thai kỳ thật ra cũng có lợi. Chế độ ăn chay sẽ cung cấp cho mẹ nhiều tinh bột. Nhưng vì bữa ăn chay không có thịt cá nên mẹ cần bổ sung đạm và các dưỡng chất từ các thực phẩm khác2.

Mẹ cần chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B12, vitamin D, canxi, vitamin B2, sắt, kẽm và Omega 3 - axit béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi (LCPs)3.

"Vitamin B12 giúp cơ thể xử lý chất axit folic, một dưỡng chất thiết yếu đối với sự phát triển của bé yêu."

Vitamin B12 rất quan trọng trong thai kỳ, nhất là ba tháng đầu, vì nó giúp cơ thể xử lý được chất axit folic4. Sốt marmite là một nguồn cung cấp B12 khá tốt, và nó không có nguồn gốc động vật5. Người ăn chay trường sẽ cần phải uống thêm thuốc bổ để đảm bảo nạp đủ lượng vitamin B124.

Chế độ ăn không chứa gluten 

Nếu mẹ bị bệnh celiac (bất dung nạp gluten), mẹ nên trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để được chỉ dẫn nên ăn món gì trong thời gian mang thai.

Các nghiên cứu đã đi đến kết luận: chỉ cần mẹ kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh lý này trong thời gian mang thai, bệnh celiac sẽ không có ảnh hưởng gì tới thai kỳ của mẹ hoặc sự phát triển của em bé6.

Sản phẩm công thức Aptakid New Zealand 3 được thiết kế phù hợp với giai đoạn phát triển của bé trên 2 tuổi. Khi bé yêu bắt đầu trải nghiệm nhiều loại thực phẩm mới, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm Aptakid New Zealand 3 chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, giúp bé có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, hỗ trợ bé phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm Aptakid New Zealand 3 với công thức ưu việt:

  • Công thức Synbiotic kết hợp Prebiotics GOS/FOS tỷ lệ (9:1) và Probiotic hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch.
  • Hàm lượng DHA giúp bé phát triển trí não
  • Giàu chất Sắt cùng các Vitamin A, C và vitamin D thiết yếu hỗ trợ bé mắt sáng tinh anh cùng hệ miễn dịch tối ưu.

1. NHS UK. Lời khuyên để tăng cân cho mẹ bầu [Online]. 2010. Tham khảo tại:Have a healthy diet in pregnancy - NHS (www.nhs.uk) [Truy cập 5/2014]

2. Wells JCK. Kiểu hình khan hiếm gây ra do tính thích nghi di truyền từ mẹ. Biol Rev Cam Philos Soc 2007;82(1):143-172.

3. Nutrition.org. Tóm tắt về dinh dưỡng trong thai kỳ [Online]. 2007. Tham khảo tại: http://nutrition.org.uk/attachments/204_Nutrition%20in%20pregnancy%20summary.pdf [Truy cập  5/2014]

4. NHS UK. Vitamin và khoáng chất: Vitamin B và axit folic [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/vitamins-minerals/Pages/Vitamin-B.aspx [Truy cập 5/2014]

5. NHS UK. Người ăn chay và mẹ bầu ăn chay [Online]. 2013. Tham khảo tại: http://www.nhs.uk/Livewell/Vegetarianhealth/Pages/Vegandiets.aspx [Truy cập 5/2014]

6. NFCA. Mang thai và bệnh nhạy cảm với gluten [Online]. 2009. Tham khảo tại: Pregnancy and Celiac Disease | BeyondCeliac.org [Truy cập 5/2014]

7. NHS UK. Thừa cân và mang thai [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/overweight-pregnant.aspx [Truy cập 4/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x