Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Mum and bump having breakfast in bed

Thai kỳ tuần thứ 18

Ăn vặt sao cho đúng cách

Đến tháng thứ 18 thai kỳ, bé yêu vẫn đang trong quá trình phát triển rất nhanh. Mẹ ngạc nhiên không nào? Trước khi mang thai mẹ cần nạp bao nhiêu năng lượng, giờ mẹ cũng chỉ cần nạp vào cơ thể bao nhiêu đấy năng lượng mỗi ngày mà thôi! Mời mẹ cùng tìm hiểu xem khi nào thì mẹ cần tăng cường ca-lô-ri trong thực đơn ăn uống. Chúng tôi sẽ bày cho mẹ một số món ăn vặt lành mạnh giúp mẹ duy trì mức năng lượng ổn định, mục tiêu là khỏe cả mẹ lẫn con.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của thai nhi vào tuần lễ thứ 18 của thai kỳ

Mẹ có cảm giác nôn nao trong bụng 

Độ chừng tuần 18 thai kỳ, đôi tai của bé yêu bắt đầu hoạt động ổn định, vì thế bé biết phản ứng khi nghe tiếng động lớn bên ngoài tử cung1. Bé có thể chòi, đạp, hoặc lăn qua lăn lại2, nhưng nếu bào thai là con so, nhiều khả năng mẹ sẽ chỉ cảm thấy hơi nôn nao trong bụng mà thôi. Nhiều khi mẹ cứ tưởng đó là do ăn không tiêu ấy chứ1.

"…Bé bắt đầu biết phản ứng khi nghe tiếng động mạnh bên ngoài tử cung…"

_

Bên trong hai lá phổi bé xíu của bé, các túi khí nhỏ bắt đầu phát triển, đó là phế nang3, tới giai đoạn này bé có thể đã biết nấc cụt rồi đó2, dù mẹ có thể không cảm nhận được. Mẹ có thể cảm nhận được khi nào thì bé thức, khi nào thì bé ngủ. Nhiều mẹ cho biết: sau bữa ăn hay giấc về khuya các mẹ cảm nhận thấy bé “cựa quậy” nhiều hơn trong bụng mẹ3.

Khoảng từ giờ đến 20 tuần thai, mẹ có thể đi siêu âm để sớm phát hiện dị tật nếu có (anomaly scan). Kỳ siêu âm này nhằm mục đích kiểm tra xem bé yêu có đang tăng trưởng và phát triển bình thường hay không. Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên viên hộ sinh của mẹ sẽ cho mẹ thông tin về kỳ siêu âm này. Cơ Quan Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia (NHS) khuyên các mẹ nên đi khám siêu âm đúng kỳ để sớm phát hiện dị tật4.

Ăn thêm để bổ sung năng lượng

Có thể mẹ sẽ thất vọng khi biết: Lúc mang thai mẹ không cần quá nhiều năng lượng như mẹ vẫn lầm tưởng. Đương nhiên là quá trình tăng trưởng của bé yêu sẽ đòi hỏi mẹ phải nạp nhiều ca-lô-ri. Vả lại, mẹ cũng cần bổ sung nguồn mỡ dự trữ để chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, hầu như các mẹ đâu có ai vận động nhiều lúc mang thai, nhất là trong mấy tháng cuối thai kỳ. Dù cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, mọi nhu cầu đã được bù trừ đầy đủ bởi lẽ mẹ ít vận động lúc mang thai.

Vì lý do này, mẹ cần quan tâm tới chuyện chất lượng thực phẩm chứ đừng quá ưu tư chuyện số lượng. Ví dụ, một số loại hạt dinh dưỡng của Brazil cung cấp cho mẹ còn nhiều dinh dưỡng hơn cả một cái bánh quy.

"Mẹ chỉ cần gia tăng ca-lô-ri trong ba tháng cuối thai kỳ."

_

Hiện tại Bộ Y Tế Anh khuyến nghị: mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 200 ca-lô-ri mỗi ngày, nhưng chỉ trong ba tháng cuối thai kỳ mà thôi5.

Bỗng dưng muốn ngất sao mẹ?

Nhiều chị em phụ nữ cho biết: lúc mang thai, thỉnh thoảng họ tự dưng muốn ngất xỉu. Hiện tượng thường gặp này xảy ra là do thay đổi về hóc-môn trong cơ thể sản phụ6. Cũng có thể do tim của mẹ phải làm việc nhiều hơn bình thường để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của bào thai. Tim phải bơm máu nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Em bé đang thành hình trong bụng mẹ cũng có thể khiến các mạch máu của mẹ bị chèn ép, khiến mẹ bị xay xẩm choáng váng.

Mẹ nhớ chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Đang ngồi hoặc đang nằm, nếu mẹ muốn đứng lên thì hãy thật nhẹ nhàng từ tốn mà đứng lên. Ngoài ra mẹ có chia đồ ăn thành từng bữa nhỏ, nhưng ăn đều đều suốt cả ngày. Bằng cách này, chỉ số đường huyết trong cơ thể mẹ sẽ ổn định, duy trì được mức năng lượng. Mẹ nhớ thường xuyên uống nước, và hãy chọn lựa những món ăn vặt lành mạnh với lượng ca-lô-ri vừa phải, có chứa các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của bé.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy thử dùng các món ăn vặt  lành mạnh sau đây để bổ sung năng lượng:

  • Một nắm quả mơ hoặc trái cây sấy khô nào khác cũng được
  • Một chén ya-ua tự nhiên ăn kèm với chút trái cây tươi
  • Bánh mì nguyên cám nướng ăn với cá trích
  • Bánh quy nguyên cám giòn phết phô-mai
  • Một ly sinh tố trái cây
  • Một gỏi cuốn gồm salad rau, thịt gà, và ngũ cốc nguyên cám
  • Một miếng bánh mì nguyên cám nướng với bơ đậu phộng
  • Bánh yến mạch phô-mai mềm (phô-mai đã tiệt trùng)
  • Sốt hummus ăn với cà rốt xắt lát

1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 17-20 [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-17-18-19-20.aspx  [Truy cập 7/2014]

2. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. Curtis GB, Schuler J. Your pregnancy week by week. 7th ed. Cambridge: Fisher books, 2011.

3. NCT. Em bé của bạn cử động trong bụng mẹ [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.nct.org.uk/pregnancy/your-babys-movements-womb  [Truy cập 4/2014]

4. NHS UK. Xét nghiệm sàng lọc các bất thường trong thai kỳ [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/screening-tests-abnormality-pregnant.aspx [Truy cập 7/2014]

5. Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London: TSO, 1991.

6. NHS UK. Sản phụ và em bé [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/common-pregnancy-problems.aspx#Faintness [Truy cập 7/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x