Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Oysters In Pregnancy

Nên tránh ăn gì khi mang thai?

Mẹ bầu không nên ăn gì?

Trong suốt thai kỳ mẹ không được ăn gì?

Việc hiểu rõ được thực phẩm nào cần tránh khi mang thai quan trọng không kém việc lựa chọn và ăn đúng thực phẩm cân bằng dinh dưỡng đấy. Một số thực phẩm dù rất bổ dưỡng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ vì thế mẹ cần tránh ăn khi mang thai. Mời mẹ cùng tìm hiểu các loại thực phẩm cần loại ra hoặc hạn chế để giảm thiểu rủi ro đối với sự phát triển của bé yêu.

Những thực phẩm mẹ nên dùng và cần tránh khi mang thai

Xem ngay video ngắn dưới đây để biết đâu là loại thực phẩm lý tưởng cần dùng, đâu là thực phẩm cần tránh khi mang thai.

Tại sao khi mang thai mẹ cần loại những món này ra khỏi thực đơn?

Trong thai kỳ, mẹ nên tránh một số món ăn nhất định, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngoài chuyện gây khó chịu cho cơ thể, ngộ độc thực phẩm làm gia tăng nguy cơ sanh non và gây bệnh nhiễm trùng cho bé.

Khi mang thai, mẹ phải để ý kỹ chế độ ăn uống của mình. Khi nấu ăn hoặc chế biến món ăn, mẹ nên cẩn trọng hơn nữa. Đặc biệt, tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây bệnh listeriosis (bệnh nhiễm khuẩn listeria) - một dạng ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhiễm khuẩn listeria do vi khuẩn Listeria monocytogene gây ra. Vi khuẩn này có nhiều trong đất và nước, cho nên vi khuẩn này hiện diện trong các thực phẩm đã tiếp xúc với đất và nước, sản phẩm chế biến từ động vật cũng có thể chứa mầm vi khuẩn gây bệnh, ví dụ như thịt, sữa, sản phẩm từ sữa, kể cả thực phẩm đã qua chế biến như phô-mai mềm, thịt đông lạnh.

"Khi mẹ tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao, mẹ đã góp phẩm giảm thiểu nguy cơ gây hại cho bé yêu."

Coffee Beans Chất caffeine làm tăng nhịp tim của thai nhi và là tác nhân làm gia tăng rủi ro sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

 

Hãy loại các thực phẩm sau ra khỏi danh sách đi chợ của mẹ nhé

Các thực phẩm sau đây có thể khiến mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn listeria, mẹ cần tránh ăn trong khi mang thai:

  • Trứng sống, trứng lòng đào.
  • Thịt cá nấu tái hoặc chưa chín - nên nấu thịt cá cho chín kỹ đến khi không còn màu hồng nữa.
  • Cá sống, các loại sò ốc, ví dụ như hàu
  • Thịt sống, thịt sống ướp muối - như bò tái kiểu Pháp, thịt giăm bông Parma.
  • Các sản phẩm sữa, ya-ua (sữa chua), phô-mai chưa qua tiệt trùng, kể cả phô-mai Brie, Camembert, phô-mai xanh. Phô-mai Chaddar, Cottage, phô mai kem thường đã được tiệt trùng nên an toàn hơn, nhưng dù sao mẹ vẫn nên kiểm tra kỹ nhãn mác1.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh dùng các thực phẩm sau vì chúng tiềm tàng nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé:

  • Các loại cá như cá kiếm, cá cờ xanh (marlin), cá mập đều có chứa thủy ngân. Nếu mẹ dùng quá mức cho phép, có thể gây hại đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Cá ngừ cũng có thủy ngân, nên dùng giới hạn thôi, mỗi tuần chỉ nên dùng 4 hộp trọng lượng 140g mỗi hộp (trọng lượng không tính nước) hoặc hai miếng cá tươi (mỗi miếng 170g, trọng lượng tươi sống).
  • Gan động vật và sản phẩm chế biến từ gan động vật, ví dụ như pate, vì có quá nhiều vitamin A, nếu dùng quá nhiều có thể gây hại cho bé1.

Các loại hạt thì sao?

Trừ trường hợp mẹ bị dị ứng đậu phộng hoặc chuyên viên y tế khuyên mẹ không được dùng đậu phộng. Nếu không, đậu phộng và các chế phẩm từ đậu phộng ăn vẫn ổn, khá an toàn, kể cả trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú.

Sau khi xem xét nhiều nghiên cứu khoa học, giới nghiên cứu không tìm ra bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên hệ giữa việc mẹ bầu ăn đậu phộng và em bé bị dị dứng đậu phộng sau này.

Chú ý vệ sinh thực phẩm

Việc chế biến thực phẩm sạch sẽ hợp vệ sinh và chuyện quan trọng trong thời gian mang thai. Mẹ nên rửa tay thật kỹ trước và sau khi chế biến, nấu ăn, nhớ rửa sau thật sạch. Hãy luôn kiếm tra kỹ và hâm kỹ các món ăn đã chế biến sẵn (thức ăn tiện lợi), kể cả các món nấu sẵn ở nhà hay món ăn trong nhà hàng đều phải hâm kỹ

Nói không với đồ uống có cồn

Mọi đồ uống có cồn mẹ uống vào đều đến với bé yêu thông qua nhau thai. Uống quá nhiều rượu trong thời gian mang thai có thể gây hại nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, dù khoa học chưa đưa ra bằng chứng nào cho thấy uống bao nhiêu là an toàn. Đa số các bác sĩ sẽ khuyên mẹ tránh xa đồ uống có cồn trong thời gian mang thai.

Lí do mẹ cần tránh dùng caffeine trong khi mang thai

Caffeine có thể xâm nhập vào nhau thai, đồng nghĩa với việc bé của mẹ sẽ có cảm giác phấn chấn khi dùng một loại cà phê mạnh tương tự mẹ. Nó làm tăng nhịp tim và làm cho bé tỉnh táo hơn. Caffeine cũng là một trong những nguyên nhân sảy thai thời kỳ đầu và sinh bé nhẹ cân.

Chính vì lí do nay, mẹ mang thai được khuyên không nên dùng quá 200mg caffeine mỗi ngày - tương đương với khoảng 2 cốc cà phê hòa tan3

Hàm lượng caffeine trong các món giải khát này là bao nhiêu?

Đồ ăn - Thức uống Hàm lượng caffeine trung bìnhKhuyến nghị một ngày không dùng quá 200mg caffeine
Cốc cà phê pha sẵn100mg2 cốc
Cốc cà phê phin140mg1 cốc rưỡi
Cốc trà75mg3 cốc
Cốc trà tách caffeine4mg50 cốc
Cốc trà xanh50mg4 cốc
Coca-cola40mg5 lon
Nước tăng lực80mg2 lon rưỡi
Sô-cô-la đen thanh nhỏ50mg4 thanh
Sô-cô-la sữa thanh nhỏ25mg8 thanh
Đồ ăn - Thức uống Hàm lượng caffeine trung bìnhKhuyến nghị một ngày không dùng quá 200mg caffeine
Cốc cà phê pha sẵn100mg2 cốc
Cốc cà phê phin140mg1 cốc rưỡi
Cốc trà75mg3 cốc
Cốc trà tách caffeine4mg50 cốc
Cốc trà xanh50mg4 cốc
Coca-cola40mg5 lon
Nước tăng lực80mg2 lon rưỡi
Sô-cô-la đen thanh nhỏ50mg4 thanh
Sô-cô-la sữa thanh nhỏ25mg8 thanh

Sản phẩm công thức Aptakid New Zealand 3 được thiết kế phù hợp với giai đoạn phát triển của bé trên 2 tuổi. Khi bé yêu bắt đầu trải nghiệm nhiều loại thực phẩm mới, mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm Aptakid New Zealand 3 chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, giúp bé có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, hỗ trợ bé phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm Aptakid New Zealand 3 với công thức ưu việt:

  • Công thức Synbiotic kết hợp Prebiotics GOS/FOS tỷ lệ (9:1) và Probiotic hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường miễn dịch.
  • Hàm lượng DHA giúp bé phát triển trí não
  • Giàu chất Sắt cùng các Vitamin A, C và vitamin D thiết yếu hỗ trợ bé mắt sáng tinh anh cùng hệ miễn dịch tối ưu.

1. Cục Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh. Tại sao tôi nên tránh một số thực phẩm khi mang thai? [Online]. 2013. Tham khảo tại:  www.nhs.uk/chq/Pages/917.aspx?CategoryID=54 [Truy cập 7/2014]

2. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm. Lời khuyên mới về việc ăn trứng loãng [Online]. 2017. Tham khảo tại: https://www.food.gov.uk/news-updates/news/2017/16597/new-advice-on-eating-runny-eggs [Truy cập 3/2018]

3. Cục Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh. Có nên hạn chế cafein khi mang thai? [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/chq/Pages/limit-caffeine-during-pregnancy.aspx?CategoryID=54&SubCategoryID=216 [Truy cập 7/2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x