Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Đến tuần 29 thai kỳ, bé yêu của mẹ ngày càng năng động. Mẹ sẽ thấy bé vận động nhiều hơn trong bụng mình, vận động rất nhiều. Đến ba tháng cuối thai kỳ, bé sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Trọng lượng của bé tăng gấp ba lần. Vitamin K vẫn là dưỡng chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, với chức năng hỗ trợ đông máu, vì thế mẹ hãy đảm bảo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng nhé.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 29 của thai kỳ
Mỗi thai nhi có kích thước cơ thể và số cân nặng khác nhau tại tuần 29 của thai kỳ. Nhưng trung bình các bé đạt chiều đài đầu-mông là 26cm, cân nặng 1,2kg. Tuy nhiên, bé yêu của mẹ có thể to hơn hoặc nhỏ con hơn so với chỉ số trung bình này1.
Có một điều chắc chắn: từ giữa tuần này cho đến ba tháng cuối thai kỳ, bé yêu sẽ lớn nhanh như thổi; trọng lượng cơ thể nhân đôi, thậm chí nhân ba2. Bé vẫn chưa thể sẵn sàng chào đời đâu, nhưng bộ não đã đủ phát triển để kiểm soát các chức năng thiết yếu như hô hấp và thân nhiệt1.
Một cơ quan nội tạng khác bắt đầu vận hành tốt trong tuần 29 thai kỳ là hai buồng phổi. Mạng lưới chằng chịt các phế nang và đường ống dẫn khí nhỏ trong phổi đã đủ phát triển rồi. Giờ bé đã có thể hô hấp bằng phổi, thế nhưng phổi cũng chưa hoàn chỉnh 100% đâu, nếu sinh non vào lúc này là bé vẫn phải được hỗ trợ bởi máy trợ thở1. Phổi của bé sẽ tiếp tục phát triển xuyên suốt thai kỳ và mãi mấy năm đầu đời của bé3.
Bé yêu sẽ tiếp tục vận động rất nhiều trong tuần 29. Mẹ sẽ cảm nhận được rất nhiều cử động của thai - những cú lộn nhào, những cú chọc, huých chỏ, đạp mạnh1.
Đương nhiên là chúng tôi không có dữ liệu chính xác về số lần vận động của bé mỗi ngày, nhưng mẹ cũng nên để ý tần suất và thói quen vận động của bé yêu. Có lẽ bé của mẹ thường nhí nhảnh năng động hơn sau khi mẹ đã ăn no, hoặc khi mẹ ngồi, khi mẹ nằm nghỉ lúc về đêm.
Không có thai nhi nào giống thai nhi nào hoàn toàn, nhưng nếu mẹ thấy tự dưng thói quen vận động của bé yêu thay đổi, mẹ hãy mau chóng thông báo cho chuyên viên hộ sinh hoặc tới bệnh viện khám.
Vitamin K vẫn là một dưỡng chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng thai sản, mặc dù thực ra mẹ chỉ cần một lượng rất rất nhỏ mà thôi - tức là 0,001mg mỗi ngày trên một kg trọng lượng cơ thể4. Vitamin K có vai trò quan trọng đối với chức năng đông máu. Nếu thiếu vitamin này trong thời gian mang thai, bé có thể bị biến chứng sau sinh5. Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh lý chảy máu tự phát hoặc nổi các đốm máu bầm khắp cơ thể, mặc dù bệnh lý này cũng thuộc dạng hiếm gặp. Bổ sung vitamin K vừa đủ giúp cho chức năng đông máu ổn định, giảm thiểu rủi ro biến chứng.
Đa số mọi người hấp thụ đủ lượng vitamin K từ bữa ăn, không cần phải cố gắng gì vẫn nạp đủ chất này. Một số lợi khuẩn ở đường ruột có khả năng tạo ra vitamin này6. Mẹ cũng không cần lo nghĩ nhiều về vitamin này đâu, chỉ cần mẹ để ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K sau đây vào bữa ăn cân bằng lành mạnh trong thai kỳ là được.
Tình trạng thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh là khá hiếm gặp, nhưng dù gì thì sau khi chào đời bé cũng sẽ được tiêm một liều vắc-xin tăng cường.
1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. pp.44-45.
2. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p.281.
3. Regan, L. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. London: Dorling Kindersley Limited, 2013. p. 203.
4.Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London TSO. 1991.
5. NHS UK. Điều gì xảy ra ngay sau khi sinh? [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/Pages/what-happens-straight-after-the-birth.aspx [Truy cập 8/2016]
6. Tổ chức dinh dưỡng Anh. Vitamins –vitamin K [Online]. 2009. Tham khảo tại: www.nutrition.org.uk/nutritionscience/nutrients/vitamins?start=5 [Truy cập 8/2016]
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.