Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Đến tuần 39 thai kỳ, bé yêu thông thường đã chuyển sang tư thế nằm chúc đầu xuống để chuẩn bị chào đời. Không lâu nữa, mẹ sẽ được gặp bé, rồi mẹ sẽ được cho bé bú. Mẹ hãy tìm hiểu tại sao sữa mẹ lại là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Đâu là công thức vàng cho chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tối ưu cho bé yêu.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 39 của thai kỳ
Chỉ còn chừng một tuần hơn nữa là tới ngày dự sinh rồi. Bé yêu giờ đã có chiều dài đầu-mông khoảng 36cm, cân nặng khoảng 3,17kg1. Đây chỉ là chỉ số cân nặng bình quân thôi, mỗi bé có kích thước chiều dài và cân nặng khác nhau. Dây rốn kết nối bé yêu với nhau thai - cơ quan dưỡng nuôi bào thai, đã dài ra nhiều hơn, giờ dài tới 51cm1.
Tới lúc này bé yêu đã rụng gần hết lông tơ, tức là lớp lông mềm mại đã giữ ấm cho bé trong suốt thai kỳ. Một số bé sinh ra vẫn còn sót lại chút mảng lông tơ, nhưng rồi lông sẽ sớm rụng trong vài ngày hay vài tuần tới thôi1.
Các bộ phận trên cơ thể bé giờ đã vào vị trí đúng đắn. Mẹ có ngạc nhiên không nào: Lúc mới chào đời, bé có số lượng mảnh xương nhiều hơn cả mẹ nữa. Trẻ sơ sinh có tổng cộng 300 mảnh xương. Khi bé lớn lên, một số mảnh sẽ ghép lại với nhau. Đến khi trở thành người lớn, bé sẽ còn khoảng 206 mảnh xương1.
Một đặc điểm dễ nhận diện nữa trên cơ thể bé sơ sinh: nếu là bé gái, chỗ ngực sẽ hơi phồng lên một chút, nếu là bé trai chỗ kín sẽ hơi phồng lên. Có hiện tượng này là do các hóc-môn hoạt động trong thời kỳ thai sản, hiện tượng hơi sưng phồng này sẽ tự biến mất sau khi sinh1.
Cũng tương tự như phần thân, bộ não của bé tiếp tục phát triển rất nhanh trong giai đoạn này và nó sẽ tiếp tục phát triển và lớn ra cho đến khi bé vào độ tuổi trẻ em hoặc xa hơn2.
Lúc này thì hầu như mẹ chỉ còn quan đến việc sinh nở và được gặp mặt thiên thần bé bỏng mà thôi. Nhưng ngay sau khi sinh mẹ sẽ phải để ý tới chuyện nuôi con bằng sữa mẹ.
Dòng sữa của mỗi người mẹ là nguồn dinh dưỡng độc đáo dành riêng cho con của người ấy. Tạo hóa đã ban cho mẹ dòng sữa đặc trưng để mẹ nuôi dưỡng bé yêu từ ngày mới chào đời. Trong dòng sữa mẹ có nhiều dưỡng chất kết hợp rất tinh túy và cân bằng, bao gồm carbonhydrate, protein, chất béo LCP (chất béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi), nucleotide, prebiotic, vitamin, khoáng chất và kháng thể.
Dưỡng chất đầy phức tạp này sẽ đáp ứng tương thích với nhu cầu của bé, giúp bé lớn lên và phát triển liên tục.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy ăn nhiều thức ăn tươi, bổ dưỡng có trong các nhóm thực phẩm chính, và hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, mẹ sẽ duy trì được nguồn sữa mẹ tốt nhất đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của bé yêu, giúp bé phát triển toàn diện.
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ hãy bổ sung các thực phẩm sau đây để có chế độ ăn uống lành mạnh nhất3:
Bên cạnh vô số lợi ích mang lại cho sức khỏe, sữa mẹ còn chuyển tải cả hương vị bữa ăn mà mẹ đã thưởng thức, cho nên khi mẹ cho bé bú, mẹ đang cho bé chấp nhận nhiều loại thực phẩm khác nhau, điều này rất có ích cho giai đoạn bé chuyển sang ăn dặm4. Vậy mẹ hãy ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh và cân bằng, bé cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chế độ ăn uống của mẹ5.
1. . Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. tr.50.
2. Murkoff H, Mazel S. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn mong đợi. Tái bản lần thứ 4 Luân Đôn: Simon & Schuster Ltd, 2009. tr. 337.
3. Gandy J (Ed). Hướng dẫn thực hành chế độ ăn, phiên bản 5. Wiley Blackwell. Anh 2014 Trang.237-238.
4. Cooke L, Fildes A. Tác động của việc tiếp xúc với hương vị trong tử cung và trong quá trình cho sữa đến việc chấp nhận thức ăn khi ăn dặm và hơn thế nữa. Thèm ăn 2011; 57 (3): 808- 114.
5. Robinson S, Marriott L, Poole J, và cộng sự. Chế độ ăn trong giai đoạn trứng nước: tầm quan trọng của ảnh hưởng của bà mẹ và gia đình đối với thực hành nuôi dưỡng. Tạp chí dinh dưỡng của Anh năm 2007; 98 (5): 1029-37.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.