Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Testedegravidez

Những cơn thèm ăn khi mang thai

Từ những cơn thèm ăn vặt đến hội chứng thèm ăn bậy

Hiểu thêm về những cơn thèm ăn khi mang thai 

Mẹ bầu thèm ăn là chuyện hết sức bình thường. Mẹ có thể thèm ăn dưa chua, một món mà sản phụ nào hầu như cũng thèm, thậm chí thèm ăn những thứ quá lạ không phải là đồ ăn. Mời mẹ tìm hiểu lý do tại sao mẹ thèm ăn liên tục. Những cơn thèm ăn như thế này sẽ kéo dài bao lâu, làm sao “nuông chiều” cơn thèm mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi, lại cung cấp cho thai nhi đủ dưỡng chất.

Thèm ăn khi mang thai 

Nhiều mẹ có con so cảm thấy thèm ăn một số món, thèm kinh khủng. Những cơn thèm ăn xuất hiện có thể là do cơ thể thay đổi hóc-môn trong thai kỳ, cũng có thể do cơ thể mẹ thiếu một số vitamin hoặc dưỡng chất nào đó nên cơ thể đòi hỏi mẹ phải ăn để nạp thêm vào. Ví dụ, nếu mẹ thèm ăn ô-liu ngâm, có thể cơ thể mẹ đang cần bổ sung natri. 

Hồi trước khi mang thai mẹ đâu có thèm ăn củ cải đường hay chanh xắt lát, nhưng giờ mẹ tự dưng thèm kinh khủng.

Khi nào cơn thèm ăn bắt đầu?

Khi nào thì sản phụ bắt đầu thèm ăn? Cái này thì không có quy tắc hay con số rõ ràng, vì mỗi trường hợp mỗi khác. Nhưng những cơn thèm ăn thường bắt đầu bùng lên khi cơ thể mẹ bắt đầu tiết ra hóc-môn trong thai kỳ. Thường thì cảm giác thèm ăn lạ lùng, cảm giác ngán hay ớn một món đồ ăn nào đó là dấu hiệu “báo tin vui” đầu tiên cho các mẹ. 

Mức độ thèm ăn của mẹ thay đổi theo từng tháng xuyên suốt thai kỳ. Một số nghiên cứu đã khảo sát khuynh hướng thèm ăn trong thai kỳ.1 Các nghiên cứu đi đến kết luận: thường thì 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ thèm ăn các món có nhiều gia vị; 3 tháng giữa thèm ăn ngọt; ba tháng cuối thèm ăn mặn.

Những cơn thèm ăn thường gặp

Trong quá trình mang thai mẹ thường thèm những món lành mạnh, hoặc cả những món không lành mạnh như sau:

  • Trái cây chua như cam và chanh

  • Các sản phẩm từ sữa

  • Thực phẩm cay nóng

  • Món ngọt, nhiều đường

  • Món ăn vặt có vị mặn

Biết là mẹ thèm lắm, nhưng dù gì thì mẹ cũng nên tránh xa các món ăn quá ngọt, các món có chứa nhiều đường hóa học, các món quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ. Khi mẹ thèm ăn, hãy tìm các món lành mạnh hơn mà ăn, chẳng hạn như trái cây sấy hoặc các loại hạt bổ dưỡng để thỏa mãn cơn thèm.

“Pica” là thuật ngữ chỉ về cơn thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm, chẳng hạn như thèm ăn đất, than, phấn.

Thèm ăn bậy

 

"Điều quan trọng là không được chiều theo cơn thèm khi mẹ thèm ăn bậy những thứ không phải thực phẩm."

“Pica” là thuật ngữ chỉ những cơn thèm quái ác - thèm những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như thèm ăn đất, than, phấn. Khoa học cũng không hiểu tại sao các sản phụ lại thèm ăn quái lạ như vậy, nhưng có thể đây là dấu hiệu cho biết sự thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể2,3, hoặc đây là cách cơ thể phản ứng để làm dịu lại cơn ốm nghén. Chứng “Pica” xuất hiện ở nhiều sản phụ trên khắp thế giới; đến khi bé chào đời thì thường chứng thèm quái ác này cũng biến mất. 

Có thèm thì thèm, nhưng nhất định thèm kiểu Pica thì mẹ không được.. ăn thử nhé. Hãy chống lại cơn thèm này, bằng không sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.

Mẹ có thể xoa dịu cơn thèm pica bằng cách đi làm việc nhà, đi tắm, đi ăn, hoặc ăn vặt một món bổ dưỡng. Hãy báo cho chuyên viên hộ sinh hoặc bác sĩ. Họ sẽ hỗ trợ mẹ nhằm đảm bảo mẹ nhận đủ dưỡng chất từ bữa ăn.

Thèm ăn khi mang thai

Mẹ thèm ăn khi mang thai là chuyện hết sức bình thường. Mẹ có thể thèm ăn những món dưa chua ngọt, thậm chí thèm ăn những thứ quái lạ.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Những cơn thèm ăn trong thai kỳ đến rồi sẽ đi thôi. Càng về sau cơn thèm sẽ càng yếu dần. Nếu mẹ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ mà lại thèm ngọt, tình hình có thể tệ hơn nếu mẹ chiều theo cơn thèm vô tội vạ. Hãy yên tâm, những cơn thèm ăn này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh bé4.

Mẹ hãy cẩn trọng với một số thực phẩm nguy cơ cao. Ví dụ, nếu mẹ thèm thịt xông khói, hãy coi chừng ăn nhiều quá sẽ nạp dư muối5.

Giải pháp tốt cho sức khỏe là mẹ hãy tìm các thực phẩm lành mạnh để khỏa lấp cơn thèm. Trái cây sấy khô có thể làm giảm cơn thèm ngọt; một chén hạt bổ dưỡng có thể làm dịu cơn thèm ăn đồ chiên giòn.

Thường xuyên dùng các món ăn giàu dưỡng chất là cách tốt nhất đảm bảo bé yêu nhận được đủ chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ thèm đồ ngọt quá, hoặc thèm ăn các món béo, hãy tìm các món thay thế có lợi cho sức khỏe mà ăn:

  • Thay vì ăn cả một thanh sô-cô-la, hãy ăn trái cây sấy
  • Thay vì ăn bánh quy, hãy ăn bánh trà xanh đút lò
  • Thay vì ăn bánh kem, hãy ăn bánh mì nguyên cám phết mứt hoặc bánh mì bagel
  • Thay vì ăn đồ chiên, hãy ăn trái ô-liu, một nắm đậu và hạt dinh dưỡng, hoặc phô mai và bánh quy lạt
  • Thay vì ăn kem tráng miệng, hãy ăn một món tráng miệng làm bằng trái cây

1. Horloff NC, Hormes JM. Dưa chua và kem! Cơn thèm ăn trong thai kỳ. Front Psychol 2014; 5: 1076

2. López LB và những người khác. Tình trạng chất sắt di truyền từ mẹ và kết quả sơ sinh ở phụ nữ gặp chứng pica trong thai kỳ. Int J Gynaecol Obstet 2007;98(2):151-152.

3. Kettaneh A và những người khác. Pica và cơn thèm ăn ở bệnh nhân thiếu sắt: một nghiên cứu kiểm soát trường hợp ở Pháp . Am J Med 2005;118(2):185-188.

4. Belzer LM và những người khác. Cơn thèm ăn và ăn thực phẩm ngọt một cách lành mạnh và đái tháo đường nhẹ trong thai kỳ. Một nghiên cứu trong tương lai. Appetite 2010;55(3)609-615.

5. Cục Dinh Dưỡng Y tế Quốc Gia Anh. Muối: thực tiễn [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Livewell/Goodfood/Pages/salt.aspx [Truy cập 6  2014]

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x