Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Vào tuần thứ 30 thai kỳ, cơ thể bé sẽ có rất nhiều biến đổi, cả bên trong lẫn bên ngoài. Những chiếc móng chân xinh xinh bắt đầu mọc lên, các sợi thần kinh hình thành thật nhanh chóng, các xung thần kinh não di chuyển nhanh hơn. Quá trình phát triển nhận thức não bộ này đòi hỏi nhiều chất sắt nên mẹ hãy chú ý nạp đủ sắt vào chế độ dinh dưỡng nhé.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 30 của thai kỳ
Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, bé đạt chiều dài đầu-mông là 27cm, cân nặng trên dưới 1,3kg. Não bộ và phổi tiếp tục phát triển, những chiếc móng chân xinh xinh đang thành hình1.
Trong giai đoạn này, bã nhờn thai nhi cùng với lớp lông lơ mềm giữ ấm dần biến mất2, điều này cho thấy bé đã tích lũy đủ lượng mỡ dưới da để giữ ấm cơ thể.
Nhiều bé lúc này bắt đầu nằm chúi đầu xuống1, chuẩn bị cho hành trình cuộc đời ngoài thế giới bao la kia. Mẹ cũng đừng lo lắng nếu chuyên viên hộ sinh thấy bé sao chưa chúi đầu, mới tuần 30 nghĩa là vẫn còn nhiều thời gian mà.
Sắt là dưỡng chất thiết yếu xuyên suốt thai kỳ. Sắt hỗ trợ chức năng tuần hoàn ô-xi trong tế bào máu, đưa dưỡng khí đi khắp cơ thể. Dưỡng khi được truyền cho thai nhi thông qua nhau thai. Sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức não bộ của bé3.
Vì lý do này, mẹ phải nhớ ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như thịt, cá có nhiều mỡ, trứng và những nguồn dinh dưỡng thực vật bao gồm bánh mì, ngũ cốc ăn sáng bổ sung chất sắt; rau có màu xanh đậm, rau lá như cải xoong, cải xoăn kale và bông cải xanh; trái cây sấy khô như quả sung và mơ, kể cả các loại đậu nữa4.
Phần lớn các mẹ sẽ duy trì đủ lượng chất sắt trong máu, chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng là đủ. Nhưng mẹ có thể sẽ cần uống thuốc bố nếu như lượng sắt trong cơ thể mẹ quá thấp đấy.
Mẹ cần phân biệt thực phẩm nào ức chế, thực phẩm nào tăng cường khả năng hấp thu sắt nhé. Vitamin C tăng cường khả năng hấp thu chất sắt từ thực vật nên sẽ rất tốt nếu mẹ uống một ly nước ép hoặc dùng một miếng trái cây giàu vitamin C khi đang ăn. Tuy nhiên, can-xi thì hoàn toàn ngược lại, nó có tác động ức chế hấp thụ sắt giống như chất tannin (chất chát) trong trà hay cà phê vậy. Điều này không có nghĩa mẹ phải kiêng trà, cà phê hoàn toàn. Quan trọng là mẹ phải hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết từ chế độ dinh dưỡng cân bằng.
1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p.45.
2. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 17-20 [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-29-30-31-32.aspx [Truy cập 8/2016].
3. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 279, 23.10.2010, pp.13–17.
4. Gandy J (Ed). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, 5th Edition. Wiley Blackwell. UK. 2014 p.927.
5. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Vitamin, các chất bổ sung và dinh dưỡng trong thai kỳ [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/vitamins-minerals-supplements-pregnant.aspx [Truy cập 8/2016].
6. Zijp IM, Korver O, Tijburg LB. Tác dụng của trà và các yếu tố trong chế độ ăn uống khác đối với khả năng hấp thụ sắt. Crit Rev Food Sci Nutr 2000;40(5):371-98.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.