Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Trong tuần 9 thai kỳ, cơ bắp và xương của bé tiếp tục phát triển. Hấp thụ đầy đủ vitamin D trong giai đoạn này là việc rất quan trọng vì vitamin D hỗ trợ cơ thể đang lớn của bé. Mẹ hãy tìm hiểu xem cần phải làm gì để hấp thụ đủ “vitamin nắng,” và nên loại bỏ món ăn gì ra khỏi thực đơn để đảm bảo an toàn.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 9 của thai kỳ
Đến tuần 9 thai kỳ, miệng và lưỡi của bé đã bắt đầu thành hình, gai vị giác đã có rồi1. Bé đạt chiều dài đầu-mông khoảng 2 - 3cm. Mắt bé ngày càng hoàn thiện hơn1; mũi đã có hình dạng rõ ràng hơn2.
Các cơ quan chính của bé bao gồm não, tim, phổi, thận tiếp tục phát triển. Giờ vẫn còn khá sớm để xác định giới tính của thai nhi khi siêu âm, nhưng mẹ có thể nhìn thấy vài cử động khe khẽ của bé3 - dấu hiệu cho thấy cơ bắp của bé bắt đầu hình thành4. Chuyên viên hộ sinh đã có thể dò được nhịp tim rất nhanh của bé qua một máy siêu âm cầm tay đặt lên bụng mẹ.
Nếu mẹ vẫn chưa đi khám bác sĩ kể từ lúc đậu thai, tuần 9 là thời gian thích hợp để gọi điện cho bác sĩ và lên lịch cho lần khám thai tiền sản đầu tiên. Lúc này có thể mẹ vẫn chưa báo tin cho nhiều người biết, nhưng tuần 9 là cơ hội để mẹ trao đổi kỹ với bác sĩ về sức khỏe tiền sản của mẹ. Mẹ đã cảm nhận rõ ràng lắm rồi - bé yêu đang thành hình trong lòng mẹ.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ sẽ tự nhiên bị ức chế một cách lành mạnh để có thể dung chứa một mầm sống mới thành hình5. Trong giai đoạn này, có thể mẹ sẽ dễ bị bệnh nhiễm trùng, nên mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho tốt.
Các món ăn sau đây có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất nên tránh xa chúng. Nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về độ an toàn của chúng, thà quẳng đi để đảm bảo an toàn còn hơn.
Mời mẹ đọc bài viết về các món cần tránh sau đây. Trong đó có danh sách đầy đủ các món nên bỏ ra khỏi thực đơn khi mang thai.
Vitamin D có vai trò thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của sản phụ. Nó quan trọng vì nó hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng của bộ xương thai nhi. Nó điều hòa lượng can-xi và phốt-phát trong cơ thể bé6. Cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ hạn chế rủi ro bé sinh ra bị thiếu hụt vitamin D.
Ngoài chức năng hỗ trợ cho sự phát triển của xương trong thai kỳ, vitamin D mà mẹ hấp thụ bây giờ còn giúp cho bé có sẵn một kho dự trữ vitamin D trong cơ thể. Trong những tháng đầu đời bé sẽ cần dùng đến kho dự trữ này7.
Cách hiệu quả nhất để có vitamin D là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, cụ thể là tia UVB. Tuy nhiên, vị trí hoành độ của nước Anh không nằm ở khu vực có nhiều nắng. Mỗi năm nước Anh chỉ có 6 tháng mùa hè trời nắng đẹp, từ tháng 4 đến tháng 9. Vì lý do này, nhiều thiếu nữ ở Anh bị thiếu vitamin D, nếu chỉ trông chờ tiếp xúc ánh nắng trong thai kỳ để có vitamin D thì không đủ cho bé8.
Vitamin D có trong một số thực phẩm sau đây. Nhưng cách tốt nhất để nạp đủ lượng vitamin D là dùng thuốc bổ hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D.
Bộ Y Tế khuyến nghị sản phụ nên dùng bổ sung 10mcg mỗi ngày9. Một số viên thuốc bổ vitamin tiền sản tổng hợp có đủ lượng này, hoặc mẹ có thể uống viên vitamin D.
1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 9-12 [Online]. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-9-10-11-12.aspx [Truy cập 6/2014]
2. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 33.
3. Curtis GB, Schuler J. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần 7th ed. Cambridge: Fisher books, 2011. p. 129.
4. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 169.
5. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị cúm? [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/chq/Pages/3096.aspx?CategoryID=5 [Truy cập 6/2014]
6. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ Text with EEA relevance. OJ L 279 2010;13-7.
7. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Vitamins và các dưỡng chất trong thời kỳ mang thai [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/vitamins-minerals-supplements-pregnant.aspx [Truy cập 6/2014]
8. Bộ Y tế và Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm. Khảo sát Chế độ ăn và Dinh dưỡng Quốc gia: Headline results from Years 1, 2 and 3 (combined) of the Rolling Programme (2008/2009-2010/11) [Online]. 2012. Available at: www.natcen.ac.uk/media/175123/national-diet-and-nutrition-survey-years-1-2-and-3.pdf [Truy cập 6/2014]
9. Sở Y Tế. Báo cáo về chủ đề Y tế và Sức khỏe 41. Giá trị tham chiếu chế độ ăn uống cho năng lượng thực phẩm và chất dinh dưỡng cho Vương quốc Anh. London: TSO, 1991.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.