Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Testedegravidez

Thai kỳ tuần thứ 1-4

Sự sống bắt đầu

Đến tuần 4, mẹ có thể vẫn chưa biết mình đã đậu thai, nhưng cơ thể mẹ trải qua một số thay đổi lớn. Mời mẹ tìm hiểu kiến thức về thời điểm cấu trúc di truyền của bé được thiết lập, cũng như quá trình hình thành nhau thai - có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Chúng tôi cũng sẽ cho mẹ vài lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho tuần lễ 1-4 của thai kỳ.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần 1-4 của thai kỳ

Khởi đầu hành trình kỳ diệu 

Sự thụ thai diễn ra vào khoảng 14 ngày sau thời điểm bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ1 Vào thời điểm đó, trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử2, hợp tử sẽ phát triển thành em bé đáng yêu của mẹ. 

Quá trình phân chia tế bào sẽ diễn ra trong suốt 90 giờ ngay sau khi thụ thai. Các tế bào phân chia nhỏ ra thành một cụm tế bào thể rắn (đặc) có kích thước chỉ bằng đầu kim3. Cụm tế bào này bắt đầu di chuyển tiệm tiến từ ống dẫn trứng đến tử cung của mẹ2.

Khoảng 6-10 ngày sau thời điểm rụng trứng, mẹ có thể thấy một vệt máu nhỏ xuất ra bởi vì cụm tế bào đó, giờ gọi là túi phôi, bắt đầu bám vào thành tử cung4

"Theo cách tính tuổi thai của y học, mẹ chính thức đã mang thai 2 tuần tại thời điểm thụ thai."

Có thể mẹ đã ít nhiều cảm nhận được một số thay đổi nho nhỏ trong cơ thể mình, hoặc cũng có thể mẹ chưa cảm nhận được, nhưng phôi thai giờ đã sở hữu các chất liệu thiết yếu để tiếp tục phát triển. Quá trình nhân bào cực nhanh diễn ra trong cơ thể mẹ tạo ra các lớp màng riêng biệt trong phôi thai. Các tế bào này sẽ sớm trở thành cơ quan nội tạng của bé yêu: xương sống, cơ bắp, não, hệ thần kinh và các bộ phận cơ thể như da, thủy tinh thể, móng tay, móng chân1.

Mặc dù bên trong bụng mẹ bào thai đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, ở tuần thứ tư, tức là tuần thứ hai sau thời điểm đậu thai, có thể mẹ chỉ nhận ra một dấu hiệu duy nhất báo tin vui, đó là tới tháng mẹ vẫn không thấy có các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện.

Nhau thai: cơ quan siêu việt có chức năng dưỡng nuôi thai nhi

Ở tuần 4 thai kỳ, bé yêu vẫn còn tiếp nhận toàn bộ dưỡng chất từ một túi noãn hoàng bé xíu. Nhưng chẳng mấy chốc nhau thai sẽ thành hình1. Nhau thai có chức năng cung cấp dưỡng khí, dưỡng chất cần thiết để giúp bào thai tiếp tục phát triển và lớn lên. Hơn nữa, thông qua nhau thai, các kháng thể quan trọng được truyền đến cơ thể bé, từ đó hình thành hệ miễn dịch ban đầu, cung cấp sức đề kháng thiết yếu chống lại bệnh nhiễm trùng xuyên suốt thai kỳ5.

Một chức năng khác của nhau thai là sản xuất hóc-môn (hormone). Các hormone này giúp bé tăng trưởng, phát triển, đồng thời thúc đẩy các thay đổi về thể chất của sản phụ từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Progesterone và relaxin là hai hóc-môn có chức năng xoa dịu cảm giác căng cơ, giúp tử cung thích nghi và và mở rộng ra nhằm tạo ra không gian “tạm trú” cho thiên thần nhỏ đang lớn dần6.

Vitamin C: Tăng cường sức sống mạnh mẽ cho tế bào

Vitamin C rất quan trọng nên cần được bổ sung hợp lý vào chế độ ăn uống trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ. Khi cơ thể mẹ bắt đầu có những điều chỉnh để chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi, vitamin C có chức năng duy trì tình trạng khỏe mạnh cho tế bào, hỗ trợ chức năng collagen. Collagen dưỡng nuôi và cấu tạo nên da, mạch máu và sụn7. Collagen cũng là chất liệu thiết yếu hình thành nên nhau thai hiện đang phát triển rất nhanh chóng. 

"Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau củ quả sẽ cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết trong thai kỳ."

40mg là hàm lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày (RNI) khi mang thai; đến ba tháng cuối thai kỳ thì mẹ cần bổ sung 10mg mỗi ngày8. Ví dụ một quả dâu tây cỡ lớn có chứa 10mg vitamin C.

Một vai trò không kém phần quan trọng của vitamin C là tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt thực vật vào máu8 (sắt thực vật là chất sắt có trong thực vật như rau chân vịt chẳng hạn). Sắt là thành phần chính cấu tạo nên máu, có chức năng vận chuyển dưỡng khí đi khắp cơ thể8 mẹ và đến cho bé yêu. Mẹ cần đảm bảo hấp thụ đủ lượng sắt để bé có thể phát triển nhận thức não bộ ổn định9.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy bổ sung các món ăn giàu vitamin C sau đây để tăng cường hấp thụ chất sắt thực vật từ các loại rau củ có lá xanh:

  • Bông cải xanh hấp cách thủy
  • Rau chân vịt sống
  • Cà chua
  • Dâu tây
  • Bắp cải Brussels
  • Một quả kiwi
  • Quả việt quất
  • Nước ép trái cây tươi
  • Nước chanh ép

Tính ngày dự sinh của bạn

Ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối?

Ngày / tháng / năm
NGÀY DỰ SINH CỦA TÔI

Tính ngày dự sinh của bạn

Ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối?

Đảm bảo ngày bạn nhập trong vòng 9 tháng qua.

Chu kỳ kinh nguyệt:

Tôi đang mang thai ở tuần khác

Bạn sẽ gặp bé yêu vào:

Ngày dự sinh

8 april 2018

Thai ở tuần thứ

Tôi đang mang thai ở tuần khác

Bạn sẽ gặp bé yêu vào:

Tôi đang mang thai ở tuần khác

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x