Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Mẹ đã mang thai được 13 tuần lễ rồi đấy. Bé yêu đang lớn rất nhanh và bắt đầu biết “quậy” rồi, dù những cử động của bé trong thời gian này mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. Cơ quan sinh sản của bé đã thành hình; gan và tụy bắt đầu hoạt động. Mẹ hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh vì đây là vấn đề hết sức quan trọng. Lúc này mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ để hỗ trợ chức năng đại tràng.
Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu trong tuần thứ 13 của thai kỳ
Tuần thứ 13 là bắt đầu vào ba tháng giữa thai kỳ. Lúc này, bé yêu nặng khoảng 25g1. Bé bắt đầu cựa quậy, bé biết vươn vai, biết đạp và xoay trở trong bụng mẹ, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được các chuyển động này của bé yêu đâu nhé.
Trong cơ thể của bé, tử cung (bé gái), tinh hoàn (bé trai) đã phát triển hoàn chỉnh. Cơ quan sinh dục ngoài sẽ sớm lớn lên và lộ rõ, mặc dù tại thời điểm này hãy còn hơi sớm để kết luận về giới tính của bé yêu1. Cũng trong giai đoạn này, gan của bé bắt đầu sản xuất mật; tụy sản xuất insulin1. Dây thanh quản thành hình2, mắt và tai bắt đầu vào vị trí chính xác trên đầu3.
Một thay đổi quan trọng khác: đầu của bé vẫn sẽ lớn, nhưng tốc độ lớn sẽ chậm hơn so với phần còn lại của cơ thể. Tới tuần 21, kích thước phần đầu là vào khoảng 1/3 kích thước cơ thể, nhưng lúc bé mới sinh là 1/4 kích thước cơ thể3. Đầu vẫn khá to nếu so với kích thước cơ thể, nhưng giờ mắt mũi miệng và các chi tiết khác trên đầu đã lộ diện rất rõ ràng, mí mắt đã hiện rõ, dù vẫn còn khép lại thêm một thời gian nữa3. Trong miệng bé đã có sẵn 20 mầm răng bé xíu, các mầm này về sau sẽ mọc thành răng em bé4.
Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất và cân bằng là điều quan trọng cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Chất xơ là chất thiết yếu, vì xơ có chức năng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, đa số người dân ở Anh không nạp đủ chất xơ (lượng trung bình là 18g mỗi ngày, nhưng con số lý tưởng là 30g4)
Khi mẹ mang thai, việc nạp đủ chất xơ lại quan trọng hơn bao giờ hết, vì những sự thay đổi về hóc-môn trong cơ thể có thể khiến mẹ bị táo bón5. Chất xơ có thể giúp mẹ duy trì chức năng đại tràng ổn định.
Có hai loại chất xơ: Chất xơ không tan sẽ đi qua đường ruột mà không bị phân rã, nó sẽ kéo các thực phẩm khác đi chung với nó và chất xơ hòa tan sẽ được lên men trong ruột, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho lợi khuẩn đường ruột.
Chất xơ có trong các thức ăn chế biến từ thực vật. Trong thực phẩm thường có cả hai loại: chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy việc dùng nhiều món ăn giàu chất xơ sẽ cung cấp cho mẹ một hỗn hợp chất xơ lợi ích cho sức khỏe.
Nguồn chất xơ hòa tan có nhiều trong6:
Nguồn chất xơ không hòa tan có nhiều trong6:
1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 13-16 [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-13-14-15-16.aspx [Truy cập 6/2014]
2. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009.
3. Curtis GB, Schuler J. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. 7th ed. Cambridge: Fisher books, 2011.
4. Tổ chức dinh dưỡng Anh. Chất xơ [Online]. 2016. Tham khảo tại: www.nutrition.org.uk/healthyliving/basics/fibre.html [Truy cập 6/2014]
5. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/common-pregnancy-problems.aspx#Constipation [Truy cập 7/2014]
6. Cataldo C et al. Dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng Phiên bản 6. Belmont USA: Thomson Wadsworth, 2003.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.