Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 33

Tình yêu bé bỏng đang lớn dần

Đến tuần 33 thai kỳ, “tình yêu bé bỏng” ngày càng chiếm một khoảng không gian rộng lớn hơn trong bụng mẹ. Mẹ không còn ăn được nhiều như trước, trong khi đó bé yêu vẫn cần hấp thụ nguồn dưỡng chất ổn định, đáp ứng giai đoạn phát triển sắp tới. Mẹ hãy tìm hiểu cách điều chỉnh thói quen ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Chúng tôi còn chỉ dẫn cho mẹ một số món ăn vặt, ăn phụ bổ dưỡng nữa.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 33 của thai kỳ

Cơn gò Braxton Hicks ở tuần 33

Đến tuần 33 của thai kỳ, thai nhi cân nặng khoảng 2,06kg, chiều dài đầu-mông đạt khoảng 30cm1. Bộ não và hệ thần kinh của bé giờ đã phát triển hoàn chỉnh. Bé sẽ tiếp tục tích tụ lượng mỡ dự trữ để giữ ấm cơ thể sau khi ra đời1.

Bé yêu sẽ lớn rất nhanh trong mấy tuần lễ tới. Giờ bụng mẹ đã khá chật chội rồi, nên mỗi cú lăn, đạp, duỗi, trở người của bé yêu mẹ đều cảm nhận rõ mồn một. Mẹ sẽ nhận ra là một số món ăn, đồ uống có ảnh hưởng tới mức độ vận động của bé trong bụng mẹ. Nếu mẹ có lo ngại gì trong tuần lễ này, hãy cứ mạnh dạn trao đổi với chuyên viên hộ sinh và bác sĩ, mẹ nhé1.

"Mẹ có thể cảm nhận được những cơn gò Braxton Hicks bắt đầu từ khoảng tuần lễ thứ 33."

_

Nếu mẹ cảm thấy bụng của mẹ ngày càng chật chội vào khoảng tuần 33, đây là dấu hiệu cho thấy tử cung của mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng cho những cơn co thắt lúc chuyển dạ, còn gọi là cơn gò Braxton Hicks. Mẹ sẽ cảm nhận được ngày càng nhiều cơn co thắt như thế khi ngày lâm bồn đến gần2.

Hãy đảm bảo chất lượng bữa ăn, đừng lo ngại về số lượng

Khoảng về sau ba tháng cuối thai kỳ, bé yêu đã choán phần lớn không gian trong bụng mẹ, choán luôn chỗ yên vị của bao tử. Do đó mẹ sẽ cảm thấy ăn không được nhiều như trước, nhưng sẽ có nhu cầu ăn liên tục, mỗi lần ăn được một chút mà thôi.

Nếu mẹ cảm thấy ngán, không muốn khẩu phần ăn số lượng nhiều, mẹ hãy thử bổ sung một số món ăn vặt bổ dưỡng cho cơ thể, ăn tù tì cả ngày cũng được, ăn vặt trước và sau bữa chính cũng tốt - như thế cả mẹ và bé đều sẽ hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất và năng lượng.

"Khi đi đâu xa, mẹ nhớ mang theo một số món ăn vặt lành mạnh, tránh trường hợp phải bất đắc dĩ dùng tới đồ ăn tiện lợi mua ngoài đường."

_

Dưỡng chất thiết yếu mẹ cần hấp thụ đầy đủ trong giai đoạn này là vitamin D, có chức năng hỗ trợ sự phát triển bộ xương em bé; chất sắt hỗ trợ chức năng nhận thức não bộ, giảm cảm giác mệt mỏi và lừ đừ; các a-xít béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi (LCP) DHA hỗ trợ sức khỏe não bộ và mắt. Nếu mẹ nạp đủ các dưỡng chất kể trên trong thời gian thai kỳ, mẹ đang đặt một nền tảng vững chắc cho sức khỏe kiện toàn trọn đời.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy thử dùng các món ăn vặt và ăn nhẹ sau để bổ sung dinh dưỡng trong cả ngày:

Vitamin D:

  • Bánh mì nướng kẹp cá trích
  • Một chén ngũ cốc ăn sáng không đường, có bổ sung dưỡng chất, trộn với sữa

Chất sắt:

  • Vài lát bánh mì ổ dẹt (pitta) dạng nguyên cám chấm sốt hummus
  • Đậu đút lò ăn với khoai tây nướng (jacket potato)
  • Một gỏi cuốn thịt heo và bò nướng
  • Một nắm quả mơ, sung, hoặc mận khô

DHA và các chất béo Omega 3:

  • Salad cá trích nướng
  • Bánh mì sandwich kẹp cá hồi xông khói
  • Một nắm hạt bổ dưỡng
  • Sinh tố trái cây sữa đậu nành
  • Một chén ngũ cốc nguyên cám trộn sữa

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x