Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 21

Thế giới Omega bao la

Đến tuần 21 thai kỳ, trọng lượng của bé đã nặng hơn nhau thai. Hệ tiêu hóa bắt đầu đi vào hoạt động, xương cốt cứng cáp hơn và mạnh mẽ hơn. Mời mẹ tìm hiểu thông tin để biết vì sao một số chất béo lại có vai trò quan trọng cho sự phát triển thai nhi tại thời điểm này, mỗi ngày mẹ nên bổ sung chất béo thế nào để có lợi cho sức khỏe.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của thai nhi vào tuần lễ thứ 21 của thai kỳ

Bé biết nuốt và thử nghiệm vị giác vào tuần 21 thai kỳ

Đến tuần 21 thai kỳ, bé cân nặng khoảng 350g1. Lúc này bé nặng hơn nhau thai của mẹ. Mẹ sẽ ngày càng cảm nhận rõ hơn các cử động của bé vì sụn của bé đang chuyển hóa thành xương. Các chi và khớp xương của bé cũng mạnh mẽ và chắc chắn hơn trước2.

Hệ tiêu hóa của bé bắt đầu vận hành dù chỉ mới ở mức độ đơn giản3. Bé biết nuốt nước ối. Người ta cho rằng đây là hành động có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ tiêu hóa. Nước ối cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho bé3. Nước ối tự nhiên có vị ngọt, nhưng sẽ thay đổi vị tùy theo mùi vị thức ăn mẹ ăn mỗi ngày2. Các gai vị giác của bé ngày càng nhạy cảm, vì thế bé yêu có thể nếm được các vị khác nhau của nước ối4.

Thông qua máy siêu âm, mẹ nhìn thấy nhiều hoạt động của bé yêu trong bụng mẹ. Mẹ có thể thấy bé nuốt nước ối và mút ngón tay cái4. Một thứ có thể mẹ sẽ không thấy đó là lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé cho tới giai đoạn sau của thai kỳ, khi lớp mỡ dưới da làm tiếp phần việc của lông tơ đó là giữ ấm cho bé1.

Chất béo Omega 3 và Omega 6

Omega 3 và Omega 6 là hai nhóm axit béo, gồm các axit béo không bão hòa mạch dài đa nối đôi (gọi chung là LCP). Một LCP Omega 3 điển hình có tên gọi là Axit Docosahexaenoic, tức DHA. Trong thai kỳ, DHA có vai trò then chốt trong tiến trình phát triển trí não và thị giác của thai nhi5. Nó cũng có liên quan tới sự phát triển của bé trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển thị giác của bé trong năm đầu đời5.

"Trong ba tháng giữa thai kỳ, mẹ hãy bổ sung DHA trong bữa ăn hàng ngày để thúc đẩy sự phát triển não bộ và đôi mắt của bé. "

_

LCP - chủ đề đang “hot” trong giới nghiên cứu

Các chuyên gia gần đây đã xem xét các bằng chứng về tầm ảnh hưởng của LCP đối với thai kỳ. Các bằng chứng chỉ ra rằng nếu sản phụ bổ sung DHA trong thai kỳ, nguy cơ bị sinh con thiếu tháng sẽ giảm bớt, trọng lượng của bé sơ sinh cũng được cải thiện6,7.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên bổ sung cho đủ lượng chất béo Omega 3 khuyến nghị trong bữa ăn, cụ thể là DHA.

Bổ sung đủ lượng chất béo tốt cho sức khỏe trong suốt thai kỳ

Trong thai kỳ, mẹ nên dùng bổ sung mỗi ngày 200mg DHA để giúp cho thai nhi phát triển đổi mắt khỏe mạnh5. Nguồn thực phẩm cung cấp DHA tốt nhất là cá có nhiều mỡ như cá thu, cá trích, cá hồi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên kiêng khem một số loại cá trong thai kỳ vì mấy loại cá này có thể chứa độc tố. Trên thị trường có thuốc bổ DHA, nhưng tốt hơn là mẹ nên trao đổi với chuyên viên hộ sinh hoặc bác sĩ để kiểm tra xem mình có cần phải uống thuốc bổ không.

Để bổ sung đủ lượng DHA an toàn và lành mạnh, mẹ nên ăn khoảng 1-2 khẩu phần cá có mỡ mỗi tuần. Nếu mẹ không thích ăn mấy loại có mỡ, mẹ cần bổ sung chất béo Omega 3 bằng cách ăn nhiều đậu, hạt bổ dưỡng, rau có màu xanh đậm, dầu hạt cải, ngũ cốc nguyên cám, và các sản phẩm chế biến từ đậu nành8. Cơ thể mẹ có khả năng chuyển hóa một số loại Omega 3 trong thực phẩm thành DHA, quá trình chuyển hóa này cũng không thực sự hiệu quả, và cũng không đủ tốt để thay thế các loại cá có mỡ.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy thử ăn các món vặt và món nhẹ sau đây, đều là các món giàu Omega 3:

  • Một lát bánh mì nướng nguyên cám kẹp cá thu
  • Cá hồi nướng với rau hầm
  • Chả cá hồi
  • Một nắm đậu và hạt bổ dưỡng
  • Một chén ngũ cốc nguyên cám

1. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 21-24 [Online]. 2013. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-21-22-23-24.aspx [Truy cập 7/2014]

2. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 231.

3. Curtis, GB, Schuler, J. Nhật ký mang thai của bạn theo tuần. Cambridge: Fisher books, 2011. p. 297.

4. Deans A. Cẩm nang mang thai và sinh con. Hướng dẫn căn bản dành cho cha mẹ.. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 40.

5. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 119 2011;4-9.

6. Carlson SE et al. Bổ sung DHA và kết quả mang thai. Am J Clin Nutr 2013;97(4):808-15.

7. Imhoff-Kunsch B et al. Hiệu quả của việc bổ sung axit béo không bão hòa đa chuỗi dài n-3 trong thai kỳ đối với kết quả sức khỏe của mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em: tổng quan. Paediatric and perinatal epidemiology 2012;26(1):91-107.

8. Gandy J (ed). Hướng dẫn Thực hành chế độ ăn. 5th ed. Oxford: Wiley Blackwell. 2014. p. 759.reference text

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x