Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thai kỳ tuần thứ 32

Bổ sung vitamin D cho sự phát triển

Đến tuần 32 của thai kỳ, đa số các hệ thống trong cơ thể bé đã định hình và bắt đầu vận hành; hầu như mọi thứ đã sẵn sàng cho ngày bé chào đời và chính thức bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Phần lớn các tiến trình phát triển trong giai đoạn này tập trung vào sự lớn lên của thai nhi, cho nên vitamin D có vai trò rất cần thiết. Mẹ hãy tìm hiểu xem dưỡng chất này hỗ trợ xương của bé ra sao trong giai đoạn bé tăng trưởng, và mẹ cần làm gì để đảm bảo bé yêu hấp thụ đủ lượng vitamin D.

4 weeks,4 weeks

Hình ảnh về sự phát triển của bé yêu vào tuần lễ thứ 32 của thai kỳ

Buồng phổi của bé vẫn còn tiếp tục phát triển, nhưng ở tuần lễ này của thai kỳ, việc bé hít phải dịch ối3 cũng sẽ giúp buồng phổi thêm khỏe để chuẩn bị cho thời điểm bé bắt đầu hít thở không khí1.

"Đến tuần 32 của thai kỳ, bé yêu đã có thể quay đầu qua lại."

_

Phần lớn thời gian bé vẫn ngủ yên, nhưng khi bé thức giấc, bé bắt đầu những trải nghiệm mới - quay đầu qua lại1. Bé bắt đầu nhận thức rõ hơn về cơ thể của mình, bé biết mút tay và đạp chân khi thể hiện cảm xúc4.

Nhiều bé tới tuần 32 bắt đầu chuyển tư thế lộn ngược đầu, y khoa gọi là ngôi thai thuận, một tư thế sẵn sàng cho kỳ chuyển dạ và sinh nở. Nếu bé vẫn giữ tư thế ngôi ngang, tức là đầu vẫn ở phía trên, mẹ cũng đừng lo âu; sẽ còn nhiều thời gian để bé yêu xoay đầu2.

Vitamin D: dưỡng chất quan trọng cho bộ xương khỏe mạnh trong tương lai

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng mẹ cần bổ sung cho chế độ ăn uống giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Chức năng của vitamin D là điều hòa lượng can-xi và phốt-pho trong cơ thể, một chức năng rất quan trọng đối với tiến trình phát triển xương của thai nhi5,6. Một số mẹ bị suy vitamin D nghiêm trọng, khi bé ra đời bé sẽ bị loãng xương, thậm chí bị còi xương - một bệnh lý tương đối hiếm7

Vitamin D mẹ hấp thụ trong thai kỳ không chỉ bảo vệ thai nhi và hỗ trợ phát triển xương của bé mà còn tạo ra nguồn vitamin D dự trữ cho cơ thể bé sau sinh. Trong vài tháng đầu sau khi chào đời, bé sẽ cần nguồn dự trữ này.

"Mẹ nên nạp 10 microgram vitamin D mỗi ngày trong thai kỳ."

_

Cơ thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với tia UVB trong nắng. Nhưng nước Anh nằm ở vị trí hoành độ bất lợi, do đó hằng năm chúng ta chỉ có vài tháng hè là trời nắng đẹp. Vì vậy, lượng vitamin D mẹ nhận được qua ánh nắng có thể sẽ không đủ để hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé xuyên suốt thai kỳ.

Mẹ có thể bổ sung vitamin D kể từ tuần 32 trở đi bằng cách ăn nhiều món bổ dưỡng có nhiều vitamin D. Nhưng nhiều khả năng thực phẩm hàng ngày cũng không cung cấp đủ cho mẹ. Ở Anh, các mẹ nên nạp bổ sung 10 microgram vitamin D mỗi ngày xuyên suốt thai kỳ để đảm bảo có đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé8. Bộ Y Tế khuyến nghị mẹ nên tiếp tục nạp bổ sung vitamin D ngay cả sau khi sinh bé, nếu mẹ có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ8.

BƯỚC TIẾP THEO

Mẹ hãy kiểm tra xem viên multivitamin tiền sản của mẹ có chứa đủ 10 microgram vitamin D hay không. Nếu không, hãy dùng thêm vitamin D.

Mẹ hãy ăn thêm các món giàu vitamin D sau đây để bổ sung dưỡng chất cần thiết9:

  • Cá có nhiều mỡ, bao gồm cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, cá hồi vân (nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn hai khẩu phần cá thôi, vì loại cá có mỡ có thể chứa độc tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé).
  • Trứng - lòng đỏ trứng gà có chứa vitamin D
  • Các thực phẩm bổ sung dưỡng chất - một số thương hiệu sữa, ngũ cốc ăn sáng, dầu thực vật, bơ ít béo đều có bổ sung vitamin D

1. Deans A. Cẩm nang mang thai mới của bạn, Hướng dẫn của các chuyên gia về cách mang thai và làm cha mẹ. 4th ed. London: Carroll & Brown Publishers Limited, 2013. p. 46.

2. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Bạn và em bé của bạn ở thai kỳ tuần thứ 29-32. [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-29-30-31-32.aspx [Truy cập 8/2016].

3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Túi ối là gì? [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/chq/Pages/2310.aspx?CategoryID=54 [Truy cập 8/2016].

4. Murkoff H, Mazel S. What to Expect When You’re Expecting. 4th ed. London: Simon & Schuster Ltd, 2009. p. 306.

5. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ.  OJ L 283, 30.10.2009, pp. 22–29.

6. Liên minh Châu ÂU. Quy định của Ủy ban (EU) Số 957/2010 ngày 22 tháng 10 2010 về Việc ủy quyền và từ chối ủy quyền đối với các cam kết về sức khoẻ nhờ vào thực phẩm và có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh và sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. OJ L 277, 22.10.2009, pp. 3–12

7. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Vitamin, các chất bổ sung và dinh dưỡng trong thai kỳ [Online]. 2015. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/vitamins-minerals-supplements-pregnant.aspx  [Truy cập 8/2016].

8. Sở Y tế. Vitamin D - lời khuyên về các chất bổ sung cho các nhóm có nguy cơ thiếu hụt - thư của Giám đốc Y tế Vương quốc Anh [Online]. 2012. Tham khảo tại: www.gov.uk/government/publications/vitamin-d-advice-on-supplements-for-at-risk-groups [Truy cập 8/2016].

9. Gandy J (Ed). Hướng dẫn Thực hành Chế độ ăn, 5th Edition. Wiley Blackwell. UK. 2014 p.922.

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x