Giai đoạn này trẻ sẽ thích thú nắm chặt bất cứ thứ gì mà mẹ đặt vào lòng bàn tay của trẻ.
Phản xạ cầm nắm tự nhiên của trẻ cũng được củng cố, bàn tay trẻ sẽ tự động nắm lấy bất cứ vật gì mà mẹ đặt vào1.
Xuất hiện những cử chỉ mỉm cười đầu tiên
Ở giai đoạn này, một vài trẻ đã bắt đầu biết cười. Điều này sẽ làm một số mẹ ngạc nhiên nhưng nếu mẹ thấy bé cử động toàn bộ khuôn mặt và đôi mắt bé sáng lên lấp lánh thì có thể bé đang cười với mẹ đấy.
"Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu trẻ chưa có những biểu hiện mỉm cười vì điều đó không có nghĩa là trẻ đang khó chịu."
Trẻ sẽ mỉm cười khi sẵn sàng, nhưng các mẹ vẫn có thể khuyến khích trẻ thông qua việc cù lét, âu yếm và chơi đùa cùng trẻ. Trẻ sẽ học bằng cách bắt chước mẹ, vì vậy mẹ hãy mỉm cười thật nhiều nhé.
Sự phát triển của thị lực
Thị lực của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn còn kém, lúc mới sinh trẻ chỉ có thể nhìn thấy các vật thể trong khoảng cách từ 20 đến 30 cm. Vậy nên ở giai đoạn này, trẻ nhìn mọi thứ xung quanh vẫn chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên ngày qua ngày, khả năng thị giác của trẻ cũng dần được phát triển. Mẹ có thể nhận thấy mắt trẻ thường đảo xung quanh vì trẻ vẫn chưa học được cách tập trung tầm nhìn. Tuy nhiên, trẻ vẫn dễ bị thu hút bởi các vật chuyển động và khuôn mặt người trong tầm nhìn của mình, đặc biệt là khuôn mặt của mẹ. Vì vậy mẹ đừng quên cúi gần để bé nhìn mẹ rõ hơn nhé.
LCPs – Dưỡng chất cho trí tuệ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời1. Trẻ sẽ trực tiếp nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết để phát triển trong 6 tháng đầu từ sữa mẹ. Đó là lý do vì sao chế độ ăn uống của mẹ rất quan trọng trong giai đoạn này.
"Uống 2 lít, hoặc 6-8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp bạn có đủ sữa cho bé."
Nghiên cứu cho thấy 2 loại axit không bão hoà đa chuỗi dài (LCPs) - AA (Omega 6) và DHA (Omega 3), được tìm thấy trong sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ, mắt và hệ thần kinh của trẻ. Vì vậy mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu LCP như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ để bổ sung cho sữa mẹ, qua đó kích thích sự phát triển thị giác, não bộ cũng như khả năng vận động của trẻ.
Gắn kết giữa mẹ và bé
Trẻ sẽ trở nên gắn kết với mẹ hơn nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc bằng da với trẻ. Đặc biệt, tiếp xúc bằng da cũng giúp bé điều chỉnh nhịp tim và nhiệt độ cơ thể ở trạng thái cân bằng.