Theo Khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Cho đến giờ chúng ta vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác minh xem virus corona có lây từ mẹ sang con hay không; chúng ta cũng chưa biết được khả năng ảnh hưởng đối với sức khỏe thai nhi. Tất cả vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, mẹ nhé.
Bé yêu đang lớn lên từng ngày trong bụng mẹ, vì lẽ đó mẹ nên tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng bệnh cần thiết để tránh bị nhiễm virus corona. Nếu mẹ bị sốt, ho, hoặc thấy khó thở, mẹ nên sớm tìm đến sự trợ giúp của y khoa.
Mẹ cũng có thể liên hệ đường dây nóng của Bộ Y Tế 19003228 để được tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí nhé.
Hãy thông báo cho bác sĩ về trường hợp của bé. Triệu chứng COVID-19 và triệu chứng cúm mùa, cảm mạo khá là tương đồng, tức là đều có sốt và ho, do đó mẹ hãy liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để có sự tư vấn, hướng dẫn đúng đắn về tình trạng của bé.
Mẹ cũng có thể liên hệ đường dây nóng của Bộ Y Tế thông qua số 19003228 để được tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí nhé.
Đây là chủng virus mới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn chưa có được thông tin đầy đủ về khả năng ảnh hưởng của nó đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Những gì chúng ta biết là mọi người ở mọi nhóm tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì số lượng bệnh nhi bị nhiễm là rất ít. Đa số ca nhiễm đều xảy ra với người già và có các bệnh nền trước đó.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Mẹ cũng có thể liên hệ đường dây nóng của Bộ Y Tế thông qua số 19003228 để được tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí nhé.
Nếu mẹ sống ở khu vực địa lý bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Corona hay ở vùng nguy cơ cao, mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của cơ quan y tế càng sớm càng tốt nếu có biểu hiện sốt, ho, hoặc khó thở. Hãy tuân thủ các chỉ dẫn của đội ngũ y bác sĩ!
Mẹ có thể tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ rất bổ dưỡng và ích lợi cho sức khỏe của bé yêu. Hơn nữa thế giới cũng chưa ghi nhận các trường hợp nào có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, khi cho con bú, mẹ nhớ đảm bảo các biện pháp phòng bệnh thật an toàn cho bé yêu, mẹ nhé.
Trong trường hợp mẹ đã bị bệnh nhưng có đủ sức khỏe cho bé bú, mẹ nhớ mang khẩu trang vào trước và sau khi tiếp xúc với bé. Mẹ cũng nên rửa tay thật kĩ và vệ sinh sạch sẽ các bề mặt đồ dùng. Đây cũng chính là các quy tắc vệ sinh phòng bệnh cơ bản mà mọi bệnh nhân phải tuân thủ trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng, nhất là trẻ em.
Nếu mẹ bị bệnh nặng, sức khỏe không cho phép, mẹ nên tự vắt sữa rồi cho vào một cốc sạch và đút sữa bằng muỗng cho bé, trong quá trình này mẹ vẫn nên thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh, mẹ nhé.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Hiện tại khẩu trang không được thiết kế dành riêng cho bé sơ sinh dưới 1 tuổi, hơn nữa khẩu trang khá bí hơi, có thể nó sẽ khiến cho bé đeo vào cảm thấy ngột ngạt khó chịu nếu bé vẫn còn quá nhỏ.
Vì thế, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo rằng trong giai đoạn dịch bùng phát, cha mẹ nên hạn chế tối đa không nên cho trẻ sơ sinh ra khỏi nhà, đặc biệt tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Bố mẹ đi đâu bên ngoài lúc về nhà phải chú ý các biện pháp vệ sinh cá nhân thật kỹ lưỡng để bảo vệ bé yêu một cách gián tiếp.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Hãy thông báo cho bác sĩ về trường hợp của bé. Triệu chứng COVID-19 và triệu chứng của bệnh cúm thông thường khá tương đồng, tức là đều có sốt và ho. Vì vậy mẹ hãy liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để có sự tư vấn và hướng dẫn đúng đắn về tình trạng của bé.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Mẹ cũng có thể liên hệ đường dây nóng của Bộ Y Tế thông qua số 19003228 để được tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí nhé.
Đây là chủng virus mới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn chưa có được thông tin đầy đủ về khả năng ảnh hưởng của nó đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Theo như những gì chúng ta đã biết thì virus corona có khả năng lây lan trong nhiều nhóm tuổi, già cũng như trẻ, nhưng theo báo cáo thì số lượng bệnh nhi bị nhiễm virus corona là rất ít; hơn nữa chưa có ca trẻ sơ sinh nào dương tính với loại virus này.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Nếu mẹ sống ở khu vực địa lý bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Corona hay ở vùng nguy cơ cao, mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của cơ quan y tế càng sớm càng tốt nếu có biểu hiện sốt, ho, hoặc khó thở, đồng thời tuân thủ các chỉ dẫn của đội ngũ y bác sĩ.
Mẹ có thể tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ rất bổ dưỡng và ích lợi cho sức khỏe của bé yêu. Hơn nữa thế giới cũng chưa ghi nhận các trường hợp bệnh hô hấp có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, khi cho con bú, mẹ nhớ đảm bảo các biện pháp phòng bệnh thật an toàn cho bé yêu, mẹ nhé.
Trong trường hợp mẹ đã bị bệnh nhưng có đủ sức khỏe cho bé bú, mẹ nhớ mang khẩu trang vào trước và sau khi tiếp xúc với bé yêu. Mẹ cũng nên rửa tay thật kĩ và vê sinh sạch sẽ các bề mặt đồ dùng. Đây cũng chính là các quy tắc vệ sinh phòng bệnh cơ bản mà mọi bệnh nhân phải tuân thủ trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng, nhất là trẻ em.
Nếu mẹ bị bệnh nặng, sức khỏe không cho phép, mẹ nên tự vắt sữa rồi cho vào một cốc sạch và đút sữa bằng muỗng cho bé, trong quá trình này mẹ vẫn nên thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh, mẹ nhé.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Bình, núm vú, thìa, và chén của bé phải được tiệt trùng cẩn thận. Mẹ hãy rửa qua mọi dụng cụ bằng nước sạch. Với các dụng cụ chịu được nhiệt độ cao, mẹ nên chần nó qua nước sôi trong vòng 30 phút. Với các dụng cụ không chịu được nhiệt độ cao, mẹ có thể khử trùng bằng cách dùng một miếng bông gòn tẩm cồn lau sạch bề mặt dụng cụ.
Nếu mẹ có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.
Trẻ thường có nhiều cách phản ứng khác nhau đối với nỗi sợ. Một số bé sẽ quấy, cứ bám riết lấy mẹ mãi. Một số bé thì bồn chồn căng thẳng. Một vài bé khác lại thu mình, xa lánh mẹ. Một số bé còn giận dữ, cáu kỉnh. Một vài bé thì hay tè dầm. Mẹ hãy cố gắng giúp bé vượt qua những cảm xúc khó khăn trong giai đoạn này nhé. Hãy lắng nghe lời bé bày tỏ về cảm xúc của bé, hãy thể hiện nhiều hơn nữa những cử chỉ âu yếm và quan tâm.
Theo Khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.