Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Cân nặng của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ, cũng như đặc điểm di truyền sẵn có thừa hưởng từ bố và mẹ. Mẹ nên tìm hiểu về những giai đoạn tăng - giảm cân được xem là bình thường của bé. Và tại sao việc bé yêu tăng cân trong những tuần, tháng đầu tiên là chỉ số rất quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe sau này của bé.
Tất cả trẻ sơ sinh đều giảm cân sau khi sinh, có nhiều bé giảm 7 - 10% trọng lượng so với lúc mới sinh trong vài ngày đầu.
Sau khi được cho bú thường xuyên, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại. Các bé thường lấy lại cân nặng ban đầu trong vòng 10 - 14 ngày sau khi sinh1.
Cân nặng của bé sẽ được các bác sỹ theo dõi cẩn thận trong vài tháng đầu tiên để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. Do đó, mẹ nên thường xuyên cùng với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ theo dõi tình hình phát triển của bé mẹ nhé .
Sự phát triển của bé được đo bởi biểu đồ tăng trưởng. Tuy nhiên đây chỉ là một hướng dẫn giúp theo dõi sự tăng cân của bé, hoàn toàn không phải là một cách để so sánh các bé với nhau.
Mẹ không nên quá lo lắng nếu cân nặng của bé cao nhất hoặc thấp nhất trong của biểu đồ cân nặng chuẩn bởi vì điều này không có nghĩa là bé đang thừa hoặc thiếu cân. Điều mà những chuyên gia sức khỏe quan tâm là một tỷ lệ tăng cân đều đặn, dọc theo một đường nhất định trên biểu đồ phát triển của bé.
Các đường tăng trưởng trên biểu đồ thể hiện mức tăng cân trung bình của bé ở các độ tuổi khác nhau. Sự phát triển nhanh nhất xảy ra trong những tháng đầu tiên của bé.
Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể nặng gấp đôi so với lúc mới sinh. Sự phát triển của bé sau đó sẽ dần dần chậm lại.
Bé có thể tăng cân chậm hơn khi bị ốm hoặc do mọc răng dẫn đến khó ăn.
Thỉnh thoảng, cân nặng của bé có thể tăng hoặc giảm với tốc độ nhanh hơn bình thường do sự phát triển đột ngột hoặc khi bé bị bệnh. Cân nặng của bé cũng bị dao động trong khoảng thời gian bắt đầu cai sữa, khi bé gặp khó khăn trong việc tập ăn thức ăn cứng hoặc khi bé trở nên năng động và mức độ hoạt động tăng cao.
Tăng cân đều đặn thường là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt, và đạt được những yêu cầu quan trọng cho sự phát triển khoẻ mạnh sau này. Nếu mẹ có bất kỳ lo ngại nào về việc tăng cân của bé, hãy cùng trao đổi với các chuyên gia sức khoẻ nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.