Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Hội chứng bất dung nạp lactose: Các dấu hiệu và triệu chứng hữu ích dành cho mẹ

Dù không quá phổ biến, nhưng bé yêu của mẹ vẫn có khả năng gặp phải tình trạng bất dung nạp sữa. Vì vậy những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu thêm về các loại không dung nạp lactose khác nhau, bao gồm cách nhận biết những triệu chứng và sự ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng, cũng như quá trình phát và sức khoẻ sau này của bé.

 

Hội chứng bất dung nạp lactose là gì?

Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Hội chứng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lactase - một loại enzyme tiêu hoá ở ruột giúp phá vỡ lactose thành dạng dễ tiêu hoá hơn1.

Hội chứng này tương đối hiếm gặp, chỉ có 1 trên 50 người gốc châu Âu mắc chứng này. Ở Anh hội chứng lại phổ biến hơn đối với người gốc Á hoặc gốc Phi vùng Caribe1.

Có 3 nguyên nhân chính2:

Nguyên nhân phổ biến – Chế độ ăn uống quá ít sữa dẫn đến sự giảm thiểu khả năng sản xuất lactase. Điều này chỉ thường xảy ra với những người trưởng thành và sống trong một môi trường văn hoá không thường dùng sữa trong bữa ăn hằng ngày. 

Nguyên nhân thứ 2 – Chứng bất dung nạp tạm thời do tổn thương ở ruột, gây ra bởi cơn đau dạ dày nhẹ hay nhiễm trùng dạ dày, bệnh celiac chưa được chẩn đoán hoặc do điều trị kháng sinh dài hạn. 

Bẩm sinh – Ngoài ra, cũng có thể có trường hợp bẩm sinh, một dạng di truyền cực kỳ hiếm gặp khi bé sinh ra mà không có hoặc có rất ít enzyme lactase. 

Hội chứng bất dung nạp lactose cũng có thể xảy ra với trẻ sinh non vì ruột của bé rất yếu ớt, chưa được phát triển đầy đủ khi sinh ra. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên lo lắng vì tình trạng này thường được cải thiện khi bé lớn lên mẹ nhé.

 

Các triệu chứng của hội chứng bất dung nạp lactose

Triệu chứng bất dung nạp lactose có nhiều điểm tương đồng với các loại bệnh khác nên sẽ gây khó khăn cho mẹ trong việc nhận biết đấy. Tuy nhiên, những triệu chứng phổ biến mà mẹ có thể dựa vào đó để phát hiện như là:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Xì hơi quá mức. 

Những triệu chứng này thường xuất hiện trong 1 - 3 giờ sau khi bé sử dụng thực phẩm có chứa lactose mẹ nhé3

 

Cách nhận biết bé bị bất dung nạp lactose 

Nếu mẹ đang nghi ngờ trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hoá, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và giới thiệu đến chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để được chăm sóc chuyên khoa hơn mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng Công cụ Kiểm tra Triệu chứng dành cho bé dưới 1 tuổi để nhận được những mẹo hữu ích và một bản tổng hợp các triệu chứng để trình với bác sĩ. 

Baby check

 

Nếu bé được chẩn đoán mắc hội chứng này, mẹ có thể nhận được lời khuyên loại bỏ lactose khỏi chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thực hiện việc này khi có sự chỉ định từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để bảo đảm bé vẫn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh nhé. Trong đó, chất dinh dưỡng mà mẹ cần phải chú ý đến đó là canxi, một khoáng chất ảnh hưởng tới sự phát triển xương bình thường của bé và thường được tìm thấy trong các thức ăn có chứa lactose3

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển xương của bé, vì vậy, mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé khi phải loại bỏ sản phẩm làm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của bé.

Nếu mẹ đang trong giai đoạn cho bé bú, bé sẽ cần bổ sung những giọt lactase vào trong sữa mẹ để tiêu hoá lactose. Thông thường, cách đơn giản nhất là trộn những giọt enzyme vào một ít sữa mẹ đã được vắt ra và bảo quản trong hộp đựng vô trùng, sau đó cho bé uống bằng muỗng nhỏ trước bữa bú. Ngoài ra, việc hoàn toàn loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn uống của mẹ là không cần thiết đâu mẹ nhé. Vì lactose được sản xuất ở bầu ngực và không liên quan đến lượng lactose có trong chế độ ăn uống. Khi mẹ nghi ngờ bé có phản ứng bất dung nạp lactose với sữa mẹ, mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ ngay nhé. 

Khi hội chứng này được kiểm soát và bé được theo dõi kĩ lưỡng, bất dung nạp lactose sẽ không còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của bé đâu. Mẹ nên cho bé chẩn đoán sớm để giúp bé khoẻ mạnh trở lại và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ở giai đoạn này và trong tương lainhé. Hơn hết, bất dung nạp lactose thường chỉ kéo dài từ 4 tới 6 tuần, sau đó mẹ sẽ phải cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ về việc cho bé sử dụng lại sữa đấy.

 

Vỗ về bé

Không có một “kim chỉ nam" đặc biệt nào giúp xoa dịu bé. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà các bé phản ứng lại. Dưới đây là một vài mẹo hữu ích đã được nhiều mẹ thử nghiệm: 

  • Làm dịu bé bằng cách lắc lư bé nhẹ nhàng 
  • Bế bé ở nhiều tư thế khác nhau 
  • Cho bé nghe tiếng ồn trắng như tiếng máy sấy tóc, máy hút bụi để bé bình tĩnh lại
  • Tắm bé với nước ấm sau đó ủ ấm bé trong chiếc khăn lông
  • Đẩy bé đi dạo quanh khu phố
  • Chở bé đi dạo bằng ô tô
  • Xoa bụng và lưng của bé một cách nhẹ nhàng
  • Học hỏi kỹ thuật massage cho trẻ từ các chuyên gia

 

Thực phẩm có chứa lactose và các sản phẩm thay thế

Lượng lactose có trong một số thực phẩm phổ biến: 

  • Một ly sữa (200ml)
9g lactose
  • Một hộp sữa chua (125g)
5.9g lactose
  • Phô mai tươi Fromage Frais (60g)
1.8g lactose
  • Phô mai Cheddar (30g)
0g lactose
  • Phô mai tươi Cottage (40g)
1.2g lactose
  • Một thanh socola sữa (54g)
5.5g lactose
  • Một tô bánh pudding gạo (200g)
7.8g lactose4
Cheese

Bảng thực phẩm chứa lactose và giải pháp thay thế dưới đây sẽ giúp cho các mẹ có thêm thông tin tham khảo hữu ích nè:

Loại thực phẩmThực phẩm chứa lactoseSản phẩm thay thế có hàm lượng lactose thấp
SữaSữa bột, sữa đặc có đường, sữa biến đổi, sữa bay hơi (sữa đặc không đường), sữa bột tách béo, bơ sữa.Sữa công thức có hàm lượng lactose thấp hoặc không có lactose, ví dụ như Aptamil Lactose Free (Lưu ý: chỉ nên dùng sữa công thức cho bé dưới 1 tuổi)
Chất béoBơ thực vậtBơ, bơ làm sạch hoặc bơ thanh lọc ghee, bơ phết tách sữa, bơ phết từ đậu nành, dầu thực vật
Phô maiPhô mai, sữa chua giàu protein Quark

Phô mai hàm lượng lactose thấp: Edam, Gouda, Roquefort, Brie, Cheddar, Phô mai xanh


Phô mai không chứa lactose: Phô mai đậu nành, Phô mai gạo (Lưu ý quan trọng: trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi không nên ăn phô mai mềm hoặc phô mai không tiệt trùng)

Sữa chuaSữa chua

Sữa chua hàm lượng lactose thấp: Sữa chua từ sữa bò


Sữa chua không chứa lactose: Sữa chua đậu nành

KemKem sữa, kem nhân tạo, kem lạnhKem đậu nành, kem yến mạch
Thành phần thực phẩmLactose, Lactoglobulin, sữa đông, bột đạm whey 
Loại thực phẩmThực phẩm chứa lactoseSản phẩm thay thế có hàm lượng lactose thấp
SữaSữa bột, sữa đặc có đường, sữa biến đổi, sữa bay hơi (sữa đặc không đường), sữa bột tách béo, bơ sữa.Sữa công thức có hàm lượng lactose thấp hoặc không có lactose, ví dụ như Aptamil Lactose Free (Lưu ý: chỉ nên dùng sữa công thức cho bé dưới 1 tuổi)
Chất béoBơ thực vậtBơ, bơ làm sạch hoặc bơ thanh lọc ghee, bơ phết tách sữa, bơ phết từ đậu nành, dầu thực vật
Phô maiPhô mai, sữa chua giàu protein QuarkPhô mai hàm lượng lactose thấp: Edam, Gouda, Roquefort, Brie, Cheddar, Phô mai xanh
Phô mai không chứa lactose: Phô mai đậu nành, Phô mai gạo (Lưu ý quan trọng: trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi không nên ăn phô mai mềm hoặc phô mai không tiệt trùng)
Sữa chuaSữa chuaSữa chua hàm lượng lactose thấp: Sữa chua từ sữa bò
Sữa chua không chứa lactose: Sữa chua đậu nành
KemKem sữa, kem nhân tạo, kem lạnhKem đậu nành, kem yến mạch
Thành phần thực phẩmLactose, Lactoglobulin, sữa đông, bột đạm whey 

Mẹ nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trước khi mua những loại thực phẩm có chứa lactose như dưới đây mẹ nhé3:

  • Thịt và thực phẩm đã qua chế biến: như dăm bông
  • Các loại bánh mì 
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Bánh bông lan
  • Bánh quy 
Bread

 

Khả năng tự khỏi chứng bất dung nạp lactose ở bé3

Bé có thể hoàn toàn phục hồi hoặc có khả năng dung nạp lại lactose khi lớn lên phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp, hội chứng này có thể kéo dài cả đời.


Vào giai đoạn đầu, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa có thể chỉ định sử dụng sữa bột có công thức giảm lactose hoặc không chứa lactose cho bé. Sau đó các bác sĩ có thể cho bé sử dụng lại sản phẩm có chứa lactose trong một vài thời điểm và theo dõi phản ứng của bé nhằm ghi nhận nếu có bất kì thay đổi. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và cập nhật tình hìnhmẹ nhé.

 

BƯỚC TIẾP THEO

  • Nếu mẹ nghi ngờ bé mắc hội chứng không dung nạp lactose, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ ngay nhé. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các bước cần thiết để xác định vấn đề và giúp bé khỏe mạnh trở lại đấy.
  • Mẹ cũng có thể điền các triệu chứng của bé vào Công cụ Kiểm tra Triệu chứng để nhận được những lời khuyên thiết thực và một bảng tóm tắt triệu chứng hữu ích để thảo luận với bác sĩ của bé nhé.

1. NHS Anh Quốc. Bất dung nạp lactose [Online]. 2014. Tham khảo tại: www.nhs.uk/conditions/Lactose-intolerance/Pages/Introduction.aspx [Truy cập 5/2014]

2. EFSA. Ý kiến khoa học về ngưỡng lactose trong không dung nạp đường sữa và galactosaemia [Online]. 2010. Tham khảo tại: www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/1777 EFSA Journal 8(9):1777 [Truy cập 5/2014]

3. Dunne. T., Farrell. P. & Kelly. V. (2008). Cho bé ăn. A & A Farmer

4. McCance. & Widdowson. (2002). Thành phần của thực phẩm (6thed).

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x