Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Sinh mổ và sự ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ

Một nền tảng sức khỏe tốt, ổn định về lâu về dài của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn từ những ngày đầu đời được sinh ra. Từ dữ liệu của các nghiên cứu, người ta thấy rằng các yếu tố di truyền hoặc di truyền trực tiếp từ bố mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Ví dụ, bố mẹ dị ứng có thể truyền bệnh dị ứng cho 20 – 40% tổng số em bé, trong khi các yếu tố môi trường như sinh mổ có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch với tỷ lệ khoảng 30%. Cả việc sử dụng kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Nền tảng của sức khỏe lâu dài có thể được xác đình ngay từ những ngày đầu đời của trẻ.

Việc sinh mổ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch ban đầu của trẻ sơ sinh và nền tảng sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này là do trẻ sinh mổ bị thiếu hụt các vi sinh vật có lợi được hình thành nhờ vào quá trình tiếp nhận các vi sinh vật của mẹ khi trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo.

Lợi khuẩn là những vi sinh vật cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch khỏe mạnh trong suốt cả cuộc đời của trẻ. Điều này khiến cho trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch chậm phát triển hơn so với trẻ sinh tự nhiên. Nghiên cứu trên 1,9 triệu trẻ em cho thấy trẻ sinh mổ có nhiều rủi ro khác nhau hơn so với trẻ em được sinh tự nhiên.

Synbiotic được tìm thấy trong sữa mẹ vì sữa mẹ chứa cả vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (Prebiotics).

Prebiotics sẽ giúp các lợi khuẩn phát triển tốt. Khi Prebiotics và Probiotic kết hợp cùng nhau, gọi là Synbiotic sẽ góp phần vào sự phát triển của hệ miễn dịch đường ruột, giảm lượng vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, phát triển hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ sơ sinh, nhờ đó trẻ sinh mổ cũng sẽ phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh thường.

Sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng như một loại vắc xin để tạo miễn dịch cho trẻ sinh mổ nhằm phát triển khả năng miễn dịch tương tự như trẻ sinh thường. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng hoặc duy trì càng lâu càng tốt.

Tuy nhiên trường hợp không thể cho con bú, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn dinh dưỡng hợp lý. 

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ
NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

Nếu phải sinh mổ, mẹ cần chuẩn bị những kiến thức khoa học gì về dinh dưỡng cho bé sinh mổ?

synbiotic icon.png
Kết hợp độc đáo giữa lợi khuẩn Probiotic & chất xơ Prebiotics - thức ăn của lợi khuẩn.
Dinh dưỡng chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ, giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch sau 3 ngày.

Tìm hiểu thêm về sinh mổ

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x