Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Giải đáp 11 câu hỏi về sinh mổ

Nếu mẹ vẫn còn nhiều trăn trở, thắc mắc về phương pháp sinh thường và sinh mổ, đừng lo lắng,  cùng giải đáp những câu hỏi thường gặp sau đây để mẹ luôn an tâm với lựa chọn của mình.

Hỏi: Tôi có đọc một bài báo nói rằng phương pháp sinh thường sẽ giúp trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy hệ miễn dịch khỏe mạnh được hình thành từ đâu?

Trả lời: Sinh thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua đường âm đạo của người mẹ. Trong quá trình đó, trẻ được tiếp nhận hàng loạt vi sinh vật khỏe mạnh, đặc biệt là các lợi khuẩn bifidobacterium, góp phần hình thành hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và là nền tảng để phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân nhiễm trùng và giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Hỏi: Phương pháp sinh mổ có ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch của trẻ không? Làm cách nào để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ sinh mổ?

Trả lời: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sinh mổ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Do đó, trẻ sinh mổ có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng dị ứng & sức đề kháng, và phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, ốm vặt hơn trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong vòng ít nhất 6 tháng từ lúc chào đời, và bú mẹ càng lâu càng tốt có thể kéo dài đến 2 năm. Trong trường hợp không thể cho bé bú, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Hỏi: Như vậy, phương pháp sinh thường là phương pháp tốt hơn?

Trả lời: Khi nói về hệ miễn dịch hay sức đề kháng, trẻ sinh thường có thể sẽ có sức đề kháng tốt hơn nhờ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh & cân bằng. Do đó, trẻ ít phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với trẻ sinh mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc mẹ phải sinh mổ, trẻ sinh mổ cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong vòng ít nhất 6 tháng từ lúc chào đời, và bú mẹ càng lâu càng tốt có thể kéo dài đến 2 năm. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Hỏi: Tôi đang cân nhắc lựa chọn sinh mổ hoặc sinh thường. Liệu sinh mổ có ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não của trẻ?

Trả lời: Nhìn chung, cuộc sinh mổ bình thường không ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não của trẻ. Tuy nhiên trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch, và điều này gián tiếp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Hỏi: Trẻ sinh mổ thường có sức khỏe không tốt? Vậy nên sự phát triển về trí não cũng chậm hơn trẻ sinh thường?

Trả lời: Chưa có nghiên cứu nào kết luận sự phát triển trí não của trẻ sinh mổ chậm hơn trẻ sinh thường, trừ khi trẻ sinh mổ bị bệnh kéo dài (do giảm sức đề kháng) sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ.

Hỏi: Tôi biết sau khi sinh mổ có thể sẽ không có sữa cho con bú. Tôi phải cung cấp dinh dưỡng cho con như thế nào để tăng cường miễn dịch?

Trả lời: Việc sinh mổ không trực tiếp ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ có thể cho con bú. Tuy nhiên, lượng sữa mẹ nhiều hay ít chủ yếu tùy thuộc vào thể trạng, những cơn đau,tình trạng căng thẳng sau sinh và mức độ thường xuyên trẻ bú mẹ. Những yếu tố này có thể làm chậm quá trình hình thành sữa mẹ. Để đảm bảo lượng sữa mẹ cho con bú, mẹ nên kiểm tra thường xuyên tuyến vú, kết hợp xoa bóp trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt, sau khi sinh, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và có thể bắt đầu cho bé bú trong vòng 24 giờ đầu. Mẹ nên để bé bú thường xuyên để kích thích tiết sữa, cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Hỏi: Với trẻ sinh mổ, ngoài sữa mẹ hoặc  sữa công thức có Prebiotics và Probiotic, đâu là chế độ ăn phù hợp để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ?

Trả lời: Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể tập cho bé ăn các loại thức ăn như cơm, rau củ, đặc biệt là các loại rau củ có màu cam/ đỏ, lòng đỏ trứng, các loại thịt giàu đạm như thịt heo, thịt gà và cá tươi.

Hỏi: Sau khi sinh mổ thì cần lưu ý gì về chế độ ăn uống?

Trả lời: Sau khi sinh, mẹ nên ăn đủ 5 nhóm thực phẩm chính để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, giúp mau lành vết mổ, và cung cấp thêm năng lượng & dưỡng chất để tạo sữa ở những bà mẹ cho con bú. Lưu ý thêm đối với các bà mẹ đang cho con bú là nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân như một số loại cá và hải sản (VD cá thu), tránh lạm dụng những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà…

Hỏi: Nếu mẹ bị dị ứng & hen suyễn thì sinh thường có giúp con giảm nguy bị dị ứng và hen suyễn không?

Trả lời: Theo nghiên cứu ở nước ngoài, nếu mẹ bị dị ứng và hen suyễn thì tỉ lệ trẻ sinh ra bị mắc những bệnh tương tự vào khoảng 30-50%. Việc sinh thường không giúp giảm thiểu nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ. Đồng thời, việc sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ bệnh của trẻ.

Hỏi: Khả năng miễn dịch ở trẻ sinh thường có được trong quá trình di chuyển ra ngoài qua ra đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) có được duy trì suốt đời không?

Trả lời: Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch có được ở trẻ sinh thường là do trẻ di chuyển ra ngoài qua đường sinh tự nhiên của mẹ, nhờ đó tiếp nhận những vi sinh vật có lợi từ mẹ cho hệ vi sinh đường ruột của bé. Hệ vi sinh đường ruột của bé sẽ thay đổi liên tục từ lúc mới sinh đến khoảng 3 tuổi thì bắt đầu ổn định giống với hệ vi sinh đường ruột ở người lớn. Như vậy khả năng miễn dịch liên quan hệ vi sinh đường ruột của bé sẽ kéo dài nhiều năm. Cần lưu ý là các yếu tố dinh dưỡng, môi trường.. có thể tác động đến hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.

Hỏi: Tôi đã hiểu rõ những ưu/ nhược điểm của cả hai phương pháp sinh và quyết định sinh thường. Tuy nhiên, tôi vẫn lo trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ, tôi phải chuẩn bị như thế nào?

Trả lời: Việc chỉ định sinh mổ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ: thể trạng của mẹ, tình trạng khung chậu, tư thế của trẻ không phù hợp để sinh thường,... Do đó nếu đã có chỉ định sinh mổ thì thường khó tránh khỏi. Mẹ nên chăm sóc bản thân chu đáo, ăn đủ 5 loại thực phẩm chính và thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm tra tiền sản và được bác sĩ tư vấn những thông tin quan trọng cũng như giải đáp thắc mắc của mẹ.

SYNBIOTIC KẾT HỢP GIỮA PROBIOTIC & PREBIOTICS

CẢI THIỆN HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ SINH MỔ, GIÚP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

HỆ MIỄN DỊCH SAU 3 NGÀY

image
Kết hợp độc đáo giữa lợi khuẩn Probiotic & chất xơ Prebiotics - thức ăn của lợi khuẩn.
Dinh dưỡng chứng minh lâm sàng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ, giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch sau 3 ngày.

Tìm hiểu thêm về sinh mổ

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x