Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Chúng ta hãy kết bạn: 6 kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ chập chững 

Nào ta cùng kết bạn

Học hỏi và khám phá thông qua tương tác xã hội

Kỹ năng xã hội giúp bé chập chững hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa. Bé học được kỹ năng xã hội từ lúc bắt đầu tập làm quen với người mới, tìm hiểu cảm xúc của người khác, học cách tôn trọng cảm xúc của “đối phương.” Biết đâu nhờ vốn liếng kỹ năng xã hội cừ khôi mà bé yêu nhà mình tìm được “bạn nối khố” đấy mẹ ạ.

Trò chuyện

Khi bé biết trò chuyện, cả một bầu trời bao la với vô vàn cơ hội tương tác xã hội đã mở ra trước mặt bé. Trò chuyện là một trong số các cách thức giao tiếp đầu tiên bé thường sử dụng để kết nối với mẹ. Khái niệm trò chuyện ở đây không chỉ đơn giản là trẻ biết nói lách chách - mà thực ra là trẻ sẽ học cách chào hỏi, cách bước vào một cuộc trò chuyện sao cho phải phép, cách lắng nghe, chờ đến lượt mới được nói, thậm chí cách kết thúc một cuộc trò chuyện và chào tạm biệt sao cho đúng quy tắc. Kỹ năng này sẽ rèn cho trẻ thói quen tập trung vào một đề tài khi nói chuyện, điều này đòi hỏi sự tập trung. Để giúp bé yêu giỏi ăn nói, trong ngày mẹ chỉ cần thường xuyên nói chuyện với bé là được. Mẹ nhớ để tâm lắng nghe lời bé nói và dẫn dắt bé vào các câu hỏi khiến bé phải tập trung vào một đề tài nhất định: “Tại sao con mèo lại làm vậy, con heng?”, “Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta làm vậy?”.

 

Vui chơi

Các trò chơi vui nhộn và năng động là cơ hội rất lý tưởng cho trẻ chập chững. Qua các trò chơi, trẻ phát triển không chỉ khả năng học hỏi, kỹ năng ngôn ngữ, thêm lên sự tự tin mà còn được rèn giũa các kỹ năng xã hội. Trẻ sẽ học cách: tham gia vào trò chơi, chia sẻ, nhường nhịn, quan sát, đón nhận chiến thắng, chấp nhận thất bại, kết thúc một trò chơi. Mẹ hãy chơi đùa với bé chập chững mỗi ngày; mẹ hãy làm gương cho bé thấy thái độ hành xử tốt của mẹ. Mẹ có thể mời các bé chập chững đồng trang lứa tới nhà mình chơi cùng bé yêu - các bé lên hai là đã bắt đầu biết tương tác với nhau rồi đấy mẹ ạ. Khi bọn nhóc bắt đầu tranh cãi về chuyện chia sẻ đồ chơi, mẹ hãy để mắt một chút. Những lúc như vậy là cơ hội tuyệt vời để dạy cho trẻ chập chững các kỹ năng cần thiết: biết nhường nhịn, biết giải quyết mâu thuẫn, và phải có tinh thần đồng đội.

Hiểu biết cảm xúc 

Bé yêu nhà mình bắt đầu học kỹ năng “đọc suy nghĩ” của mọi người và hiểu biết cảm xúc của họ. Điều quan trọng là bé sẽ học được kỹ năng nhận xét biểu cảm trên gương mặt, ngôn ngữ cơ thể (kể cả ngôn ngữ cơ thể của bản thân). Vốn từ vựng về cảm xúc của bé cũng sẽ phong phú hơn, chứ không chỉ gói gọn trong hai từ “vui” và “buồn.” Mẹ hãy tìm mấy quyển sách có hình ảnh, đọc lớn cho bé nghe (nhớ đọc diễn cảm, lên giọng xuống giọng cho kịch tính). Qua đó mẹ sẽ bàn luận với bé về cảm xúc của các nhân vật trong sách, cũng như cảm xúc của mẹ và bé về các nhân vật. Mẹ có thể giải thích cho bé hiểu tại sao ta cần để ý cảm xúc của mọi người và phải tương tác, nói chuyện với họ bằng thái độ quan tâm, tử tế. Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển lòng trắc ẩn và cảm thông, một ỹ năng tối quan trọng cho những năm tháng sắp đến.

 

"Mẹ có thể giải thích cho bé hiểu tại sao ta cần để ý cảm xúc của mọi người và phải tương tác, nói chuyện với họ bằng thái độ quan tâm, tử tế. Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển lòng trắc ẩn và cảm thông, một kỹ năng tối quan trọng cho những năm tháng sắp đến."

Quản trị mâu thuẫn

Người lớn chúng ta cũng như mấy bé thôi, nhiều lúc chúng ta cũng bất đồng ý kiến với người này, người kia, nhưng quan trọng là khi bất đồng xảy ra ta xử lý thế nào cho đúng. Mẹ có thể hướng dẫn cho bé chập chững cách quản trị mâu thuẫn. Bằng cách nào? Bằng cách làm gương tốt cho trẻ thấy, để khi bé cãi nhau với chúng bạn, với anh chị em trong nhà, hay với chính mẹ, bé biết cách xử lý cho phải. Khi xung đột nổ ra, mẹ cứ bình tĩnh và đứng ở thế trung lập, đừng bênh ai hết. Hãy bày tỏ sự cảm thông với cảm xúc của tất cả mọi người, và hỏi các bé xem vấn đề là gì, đừng xoáy vào câu hỏi tại sao lại vậy?, tập cho bọn trẻ biết tập trung giải quyết vấn đề chứ không tập trung đào bới lý do đôi khi chưa cần thiết. Mấy bé ở tuổi này chưa hiểu lý do với nguyên cớ là gì đâu. Hãy phân tích vấn đề bằng câu hỏi: “Chúng ta có thể làm gì để giải quyết/cải thiện chuyện này hả các con?” Câu hỏi này sẽ rèn cho bọn nhóc cách suy nghĩ đúng: tôi cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, và phải tìm ra giải pháp của riêng mình. Hãy gợi ý nếu chúng “bí”, và đừng tiếc lời khen khi chúng đã giir quyết xong vấn đề.

Xây đắp tình bạn

Kỹ năng kết bạn và nuôi dưỡng tình bạn là một kỹ năng xã hội quan trọng. Chúng ta càng lớn, kỹ năng này càng tinh tế và phức tạp. Với lứa chập chững, các mẹ nên sắp xếp thời gian cho các bé được chơi chung với nhau, trong khi các mẹ sẽ quan sát từ xa để giám sát. Các mẹ có thể thỉnh thoảng tổ chức playdate (ngày hẹn chơi chung) hoặc đưa con mình tới các nhóm giữ trẻ chập chững để bé yêu tập hòa nhập với cộng đồng. Các phương pháp này đều là nền tảng rất tốt giúp cho bé yêu phát triển kỹ năng xã hội. Khi các bé chơi chung, mẹ sẽ nhìn ra là bé nhà mình “hợp cạ” với bé nào, và chơi không hợp tính với bé nào. Sau đó mẹ có thể trò chuyện với bé về những người bạn của bé và các trò chơi ưa thích bé thường chơi với các bạn. Hãy giới hạn thời lượng các buổi chơi chung, vì bọn nhóc chơi một hồi quá lâu thường mệt đừ người, chúng sẽ cộc cằn và ương bướng chứ không chịu hợp tác nữa. Thà rằng mẹ cho các bé nghỉ sớm. Bé nào cũng cười tươi rói và háo hức muốn lần sau được chới với nhau nữa.

Asian mother and children series

Tôn trọng

Tôn trọng mọi người, tôn trọng các sinh vật trong thiên nhiên, tôn trọng các vật dụng, tài sản là kỹ năng xã hội thiết yếu. Bé chập chững học hỏi và khám phá thế giới bằng cách quan sát và bắt chước, cho nên nếu mẹ thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng, nhiều khả năng bé yêu cũng sẽ lịch sự và tôn trọng (cái này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nói chung là vậy). Nếu mẹ biết lắng nghe khi bé nói, lúc mẹ nói bé sẽ lắng nghe. Nếu mẹ dịu dàng khi “đánh yêu” chú cún nuôi ở nhà, bé cũng sẽ dịu dàng với thú cưng giống như mẹ vậy. Đương nhiên là giữa mẹ với con sẽ có những lúc bất đồng, rồi sẽ lúc bé trở chứng, bé ương bướng, nhưng đây là điều quan trọng mẹ cần biết: đừng bao giờ phải ứng bột phát thái quá. Khi bé sai, mẹ hãy thẳng thắn dứt khoát mà chỉ ra cái sai cho bé thấy, nhưng lời lẽ ôn tồn và đừng quát tháo. Hãy cho bé biết: “Mẹ không chấp nhận thái độ đó của con.” Hãy dạy cho bé phải biết lễ phép hơn, tôn trọng người khác nhiều hơn nếu lần sau bé muốn hỏi xin một thứ gì đó. Hãy khuyến khích bầu không khí giao tiếp lịch sự, tôn trọng và lễ độ. Khi bé ngoan, mẹ nhớ khen bé: “Cảm ơn cục cưng đã đưa chén và muỗng cho mẹ nè.” Mẹ hãy dạy cho bé biết quan tâm và phụ giúp việc nhà với cha mẹ. Đó là cách rất hay để giúp bé học hỏi, khám phá, và qua đó mẹ dạy cho bé sự lễ phép.

 

Sữa Aptamil Growing Up - đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé chập chững đang tuổi học ăn, học nói, học xã giao kết bạn

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn đang lớn nhanh của các bé ở tuổi  chập chững. 

Aptamil Pronutra+ Growing Up cho các bé 1-2 tuổi là sự phối hợp hài hòa, độc đáo của nhiều thành phần, nguyên liệu đầy dưỡng chất, đặc biệt có chất sắt – giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ khỏe mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Sản phẩm có nhiều định dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm sữa bột Aptamil dạng lon, sữa Growing Up loại pha sẵn uống liền, sữa 1 lít đóng hộp carton có khóa seal kéo lại sau khi dùng xong, sữa hộp 200ml tiện lợi cho các mẹ khi cần đi xa.

Sản phẩm sữa Aptamil Profutura Growing Up là sản phẩm Growing Up có công thức tiên tiến nhất của Aptamil. Sản phẩm là kết tinh của 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu sữa mẹ, hội tụ công thức dinh dưỡng được tinh chỉnh phù hợp cho lứa tuổi chập chững (từ một đến hai tuổi), chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp bé phát triển, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng mà cân bằng. Aptamil Profuture Growing Up có chứa i-ốt, một chất cần thiết giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức não bộ ổn định.  

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x