Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Thói quen ăn uống lành mạnh: Muốn làm gương tốt, mẹ phải làm gì.

Cha mẹ làm gương

 

Bé chập chững bắt chước thói quen tốt của cha mẹ.

Bé yêu đang lớn lên và phát triển thật nhanh. Giờ bé đã biết tự đút ăn (bé biết dùng muỗng và ăn bốc). Bé chịu thử nhiều món ăn mới có kết cấu và hương vị lạ lẫm với bé.

Mum baby daughter breakfast

Tiếp xúc thường xuyên

Tới tuổi này, bé sẽ học cách ăn uống, khi nào thì được ăn, và nên ăn gì. Bé thích món gì, không thích món gì - tất cả được định hình ở tuổi này. Mẹ thấy hay không nào? Đa phần các món khoái khẩu của bé sau này chính là các món bé đã ăn quen hồi bé mới chỉ 2-3 tuổi. Các món mới bé làm quen từ cột mốc 4 tuổi trở đi thì bé thường không thích lắm đâu.

Bé yêu sẽ cần tiếp xúc với món ăn mới khoảng từ 5 đến 15 lần thì mới bắt đầu chấp nhận. Để tập cho bé có thói quen ăn các món bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe - một thói quen sẽ đồng hành với bé suốt đời, mẹ đã phải hết sức nhẫn nại, vừa dỗ ngon dỗ ngọt vừa đùa vui với bé mỗi lần tập cho bé ăn món mới, nhưng công sức của mẹ hoàn toàn xứng đáng.

Cha mẹ làm gương để tập cho bé thói quen ăn uống đúng đắn

Vai trò của phụ huynh là rất quan trọng trong việc tập cho con cái các thói quen ăn uống lành mạnh và thái độ đúng đắn với đồ ăn thức uống - những thói quen sẽ đi với chúng cho tới khi trưởng thành. Các nghiên cứu đã chỉ ra: trẻ chập chững sẽ quan sát và bắt chước thói quen ăn uống của những người xung quanh. Cha mẹ không thể ngồi cạnh bên thúc giục con mình hãy ăn vào những món bổ dưỡng lành mạnh, trong khi chính cha mẹ thì ăn uống thất thường và ăn toàn những món không có lợi cho sức khỏe. Bé muốn nhìn thấy cha mẹ nếm và thưởng thức cùng một món ăn giống như bé - đây là một phần quan trọng trong tiến trình học ăn của bé. Vậy mẹ nhớ nhé: chính mẹ cũng phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Bữa ăn phải thật lành mạnh. Mỗi ngày cần năm cữ ăn rau và trái cây sạch mẹ nhé.

Bé chập chững sẽ quan sát xem mẹ ăn gì, rồi bé cho thử vào miệng, nhưng bé lại nhè ra ngay. Mẹ đừng tưởng là bé chê món đó luôn. Đó là phản ứng bình thường trong tiến trình thử nghiệm món ăn mới. Tiếp xúc với món mới vài lần rồi thế nào rồi bé cũng chịu ăn thôi. Người ta đã công bố một kết quả nghiên cứu khá thú vị: trẻ em ăn uống dễ chịu hơn và sẽ chấp nhận ăn món mới khi chúng thấy người lớn cũng ăn giống như vậy. Trong nghiên cứu này, các bé được cho ăn cùng một món, chỉ có điều màu sắc từng tô/chén đồ ăn khác nhau, mỗi bé một màu sắc. Kết quả cho thấy: nhóm trẻ được ăn chung với giáo viên và món ăn trùng màu với giáo viên đã ăn được nhiều hơn so với nhóm trẻ phải ăn món khác màu, hoặc cũng có giáo viên ngồi đó nhưng các bé ăn còn giáo viên thì không ăn.

Baby girl learning to play piano

"Nhóm trẻ được ăn chung với giáo viên và món ăn trùng màu với giáo viên đã ăn được nhiều hơn so với nhóm trẻ phải ăn món khác màu, hoặc cũng có giáo viên ngồi đó nhưng các bé ăn còn giáo viên thì không ăn."

 

Không thúc ép

Đây là nguyên tắc sai lầm và đã lỗi thời: phải dỗ sao cho bọn nhóc ăn cho hết. Nếu người lớn “dụ khị” các bé bằng cách hứa cho kẹo hay thưởng sau khi ăn hết, các bé sẽ cố sức ăn để được quà. Như thế sẽ làm thui chột khả năng tự nhiên rất quan trọng ở trẻ nhỏ - đó là khả năng nhận biết khi nào thì mình đã đủ no.

Mẹ cần lưu ý: mỗi lần ăn, bé chập chững chỉ cần ăn một chút ít thôi, nhưng hãy cho bé ăn nhiều bữa dàn trải suốt ngày. Tốt nhất là cho bé ăn mỗi ngày ba bữa chính, cộng thêm hai hoặc ba bữa ăn xế/ăn nhẹ là được rồi.

Cha mẹ đừng gây áp lực, đừng bỏ bữa, hay sử dụng đồ ăn ngon như phần thưởng “dụ khị” bé. Nói nôm na cho dễ hiểu: cha mẹ là người quyết định cho trẻ ăn gì và ăn khi nào; còn trẻ sẽ tự quyết định ăn bao nhiêu là vừa đủ.

Chúng ta là người chịu trách nhiệm lựa chọn các món ăn tốt cho sức khỏe, cân bằng dưỡng chất cho trẻ, nhưng về vấn đề lượng thực phẩm cần ăn mỗi bữa, cha mẹ đừng can thiệp, cứ để tự nhiên đi. Khi dọn cơm lên, mẹ cứ nhẹ nhàng thoải mái với bé, cứ để bé ăn bao nhiêu tùy thích. Với một món mới mà bé yêu lúc trước thường “chê õng chê ẹo” mà sau này bé bắt đầu chịu ăn, mẹ nhớ khen bé nhé, mục đích là để bé có trải nghiệm tích cực với các món mới - như thế sau này nhiều khả năng bé sẽ tiếp tục ăn món đó.

Cẩn thận nhé mẹ, đừng chơi trò "hối lộ" với bé ("bé yêu ơi, ăn bông cải xanh đi mà, rồi mẹ sẽ cho ăn bánh pudding"; ép cho bằng được ("con phải ăn bông cải xanh cho mẹ"); đe dọa ("Con không ăn bông cải xanh là mẹ bực lắm nha"), phạt ("không được xem TV nếu không ăn bông cải xanh") và “bón ăn” cho bằng được (cố đút thức ăn vào miệng bé).

Các nghiên cứu đã chỉ ra: Kỹ thuật tương tác thấu hiểu là chìa khóa thành công trong thuật nuôi dạy con cái, giúp các bé hình thành thái độ tích cực đối với chuyện ăn uống. Điều cha mẹ cần làm đó là nhận diện các biểu hiện và tín hiệu của bé khi ăn, và tương tác với các tín hiệu đó thật tinh tế và khéo léo. Ví dụ: bé sẽ chỉ tay vào một món ăn và tỏ vẻ cáu kĩnh, tức là bé cần ăn nhưng ăn chậm thôi; bé đang ăn thì lại mất tập trung; bé nghịch đồ ăn; bé cục cựa ngọ nguậy liên tục trên ghế - có thể đó là tín hiệu “con đã no rồi!”

Trong kỹ thuật tương tác thấu hiểu, mẹ cần duy trì được sự quân bình giữa hai lựa chọn. Thứ nhất: giúp đỡ cho bé khi thật sự cần thiết (cầm muỗng, mớm cho ăn, vừa mớm vừa dỗ). Thứ hai: khuyến khích bé tự đút tự ăn (đương nhiên mới đầu sẽ rất mất thời gian và dơ!)

Trẻ em phản ứng tích cực hơn với bữa ăn khi các món ăn có hình thức bày biện hấp dẫn, ví dụ như các món có hình thụ lạ lùng, cách sắp xếp thú vị, màu sắc bắt mắt. Mẹ có thể đặt những cái tên ngộ nghĩnh cho món ăn, tự dưng bé sẽ thấy món ăn đó hấp dẫn hơn. “Bông cải xanh thần tiên,” “đồ ăn khủng long.” Mẹ còn ý tưởng gì nữa không?

Bé chập chững sẽ dễ chịu hơn trong chuyện ăn uống. Bé sẽ chấp nhận chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng khi được mẹ cho ăn uống có giờ giấc ổn định, thay vì ăn uống buông thả không có lịch trình rõ ràng. Mẹ hãy tìm mọi cách sắp xếp giờ giấc ổn định cho từng bữa ăn gia đình. Trong bữa ăn, mẹ cần tạo cơ hội cho bé được quan sát ba mẹ, anh chị lớn trong nhà ăn uống. Bé sẽ bắt chước cách ăn và cũng sẽ ăn các món như thế. Hãy tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng dễ chịu trong bữa ăn. Mọi người vừa ăn vừa cười nói vui vẻ thoải mái. Đó là cách hay để giúp bé định hình thói quen ăn uống tốt. Đừng có tới bữa ăn là cả nhà chăm chăm “chĩa” vào bé và khó chịu với bé.

Mẹ có thể cho bé tiếp tục uống sữa công thức dành cho lứa chập chững (sữa Growing Up) để bổ sung dinh dưỡng, ngoài chuyện đảm bảo từng bữa ăn cân bằng và đa dạng. Sữa Growing Up của Aptamil có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho lứa tuổi này, gồm chất sắt rất có lợi cho sự phát triển nhận thức não bộ, chất i-ốt có chức năng hỗ trợ cho sự tăng trưởng ổn định của trẻ em.

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển nhanh của trẻ chập chững. Khi bé yêu bắt đầu khám phá các loại thực phẩm mới, mẹ hãy cho bé dùng sữa Aptamil Growing Up vì sữa có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đã được tính toán liều lượng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé, giúp bé có được chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.

Sữa Aptamil Growing Up có chứa các chất như sau:

·  Chất sắt - hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức não bộ.

·  Vitamin D và canxi - giúp xương bé phát triển bình thường.

I-ốt - giúp bé phát triển ổn định.

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x