Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.

Trò chuyện với trẻ trên 1 tuổi

Ngôn ngữ của mẹ

 

Tiếng bập bẹ sớm trở thành những từ ngữ đầu tiên

Đây là khoảng thời gian hết sức thú vị. Bé yêu của mẹ chập chững tập đi, bập bẹ những từ đầu tiên, và rồi bé biết bày tỏ điều bé thích và không thích (đôi khi bé bày tỏ khá cương quyết!).

Bé yêu đang tuổi học giao tiếp. Mới đầu bé sẽ khóc khi mệt hay cảm thấy không ổn, sau đó bé mỉm cười và bập bẹ nói. Khi mẹ trò chuyện, lắng nghe bé nói và tương tác với bé, mẹ đang giúp bé phát triển ngôn ngữ.

Mẹ cần nhớ điều này: mỗi bé là một cá thể độc đáo, không bé nào giống bé nào. Bé yêu của mẹ có thể phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn so với các bé đồng trang lứa. Tập nói là quá trình phức tạp; không bé nào có thể nói đúng, nói chuẩn ngay lập tức.

Gần ngày thôi nôi, bé nói được những từ ngữ có nghĩa. Ban đầu, bé sẽ ngọng nghịu nói “ba” hoặc “má”. Mẹ đừng thất vọng nếu mẹ chịu thua ba về khoản này. Bé thường gọi ba đầu tiên – vì từ “ba” dễ phát âm hơn. Lúc mới tập nói, bé dễ phát âm phụ âm p và b hơn các phụ âm khác.

Bé chập chững tổng hợp khá nhanh các từ vựng và ngữ nghĩa mới. Bé thích thử kết hợp các từ ngữ đã biết. Lúc 18 tháng tuổi, bé nói được từ 6 đến 20 từ đơn giản như “xin chào” và “gấu bông”. Năm ba tuổi, bé tích lũy được vốn từ vựng lên đến 300 từ. Bé có khả năng diễn đạt ý thành các câu hoàn chỉnh và biết làm theo chỉ dẫn.

Maebebedesenhando

Khi bé bắt đầu tập nói, tập đi, trở thành một cá thể độc lập có sở thích rõ ràng, chắc chắn bé sẽ có những thời điểm trở chứng - tức là bé hay bộc lộ những cơn quấy rất điển hình ở tuổi này. Khi bé không thể diễn tả rõ ràng được điều bé muốn, hoặc bé không hiểu tại sao người lớn không cho bé làm điều bé muốn, bé sẽ mè nheo với mẹ. Mẹ hãy cố gắng lắng nghe và tương tác với bé (dù bé đang quấy mẹ có thể là đứa lớn trong nhà, hay dù lúc đó mẹ đang nấu ăn hay đang lái xe). Khi mẹ làm vậy, bé sẽ không thất vọng hay cảm thấy thiếu sự quan tâm của mẹ.

Vậy các phụ huynh có thể làm gì để giúp bé chập chững thể hiện được ý muốn của bản thân?

Nói chuyện và giải thích

Mẹ hãy nói chuyện như một người bạn VỚI bé, đừng nói chuyện một cách hờ hững hay khó hiểu quá với bé. Hãy tương tác bằng mắt, thể hiện biểu cảm gương mặt khi nói chuyện. Thu hút sự chú ý của bé bằng cách gọi tên bé khi mở đầu lời trò chuyện, hoặc khi mẹ cần chỉ dẫn cho bé điều gì. Khi mẹ thực hiện các công việc thường nhật, hoặc khi mẹ đi xa, hãy nói cho bé biết mẹ đang làm gì, mô tả cho bé hiểu mẹ đang ở nơi đâu. Mẹ hãy khuyến khích bé yêu tự liên kết vốn từ vựng với các vật thể và hành động. Mẹ nói chậm thôi, và chọn từ ngữ đơn giản để bé có thể tập trung vào các từ ngữ quan trọng trong câu nói của mẹ.

Maebebe3

"Mẹ nói chậm thôi, và chọn từ ngữ đơn giản để bé có thể tập trung vào các từ ngữ quan trọng trong câu nói của mẹ."

 

Giới thiệu những từ ngữ mới

Mẹ lặp lại từ mà bé vừa sử dụng, nhưng bổ sung thêm một hai từ nữa. Ví dụ, nếu bé nói “một con chó”, mẹ có thể nói “đó là một con chó nhỏ lông đen.” Bằng cách tương tác này, mẹ đang giúp bé gia tăng vốn từ vựng, thông qua việc mô tả các sự vật đã thu hút được sự quan tâm của bé. Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé phát triển vốn từ vựng bằng cách đưa ra các lựa chọn – cưng ơi, cưng muốn gấu bông hay búp bê? Khi bé yêu phát âm sai một từ, mẹ chỉ cần lặp lại từ đó thật chính xác - nếu bé nói “con meo”, mẹ nói “giỏi lắm cưng, đó là một con mèo.”

Cantarparabebe

Vui ca hát và sử dụng vần điệu

Bài hát thiếu nhi, nhất là bài có vần điệu, sẽ giúp cho bé hiểu được tầm quan trọng của các âm ngữ khác nhau. Bé tuổi này rất thích lặp lại, nên khi mẹ tập cho bé nhận diện từ ngữ, bé sẽ vui vẻ tương tác. Mẹ hãy liên kết từ vựng với các hành động, những từ đơn giản mà bé có thể học từ mẹ - ví dụ, mẹ có thể mô tả hình ngôi sao trong bài hát Twinkle Twinkle, mô tả động tác chèo thuyền trong bài Row, Row The Boat.

Mẹ đừng mắc cỡ - hãy tự nhiên hát trước mặt bé yêu - bé sẽ yêu mến giọng thân quen của mẹ. Bé tuổi này cũng nên tham gia vào một nhóm tập hát dành cho lứa tuổi chập chững.

Cùng bé đọc sách

Mẹ hãy cùng bé thưởng thức từng trang sách và những câu chuyện đơn giản, đặc biệt chú ý sử dụng sách có hình ảnh bắt mắt và ngôn ngữ vần điệu vui tai. Mẹ không cần phải bám sát câu chuyện, chỉ cần lật sách giúp bé, rồi chỉ vào những chỗ hay mà mẹ muốn giúp bé, để bé có thể liên kết từ vựng với vật thể, cảm xúc, hành động.

Ngoài ra, bé yêu rất thích những đoạn lặp lại, điệp khúc, điệp ngữ trong sách. Vì lý do này dạng sách có ngôn ngữ vần điệu thường trẻ em rất mê - âm thanh vui nhộn và những đoạn điệp ngữ không chỉ thú vị với trẻ em mà cả với phụ huynh. Bé mới từng tuổi này, mẹ đừng cố dạy chữ cho bé, mẹ chỉ cần chơi đùa vui vẻ với bé và âu yếm, ôm hôn bé. Khi đọc sách, mẹ hãy vào vai các nhân vật bằng các giọng nói khác nhau, hãy đọc cho diễn cảm, lúc trầm lúc bổng. Bé chập chững thường sẽ thích một số quyển sách, và một khi thích bé sẽ cứ muốn đọc đi đọc lại quyển đó hoài. Đây cũng là một phần thú vị trong chuyện tập nói của bé. Bé phấn khích vì biết diễn biến tiếp theo của câu chuyện đã quá quen. Chẳng mấy chốc bé yêu sẽ có thể “đọc” phần tiếp theo cho mẹ nghe, khi mẹ còn chưa kịp lật trang. Thậm chí là bé còn biết bắt chước ngữ điệu lên xuống y hệt mẹ. Thật đáng yêu làm sao.

Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử của bé

Bé yêu sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ. Chưa bao giờ việc tiếp cận với các thiết bị giải trí điện tử lại dễ dàng như bây giờ. Tuy nhiên, về các chương trình truyền hình phù hợp với độ tuổi của bé cũng như các ứng dụng giáo dục trên máy tính bảng, thời gian sử dụng khuyến nghị cho trẻ em là 30 phút mỗi ngày. Mẹ đừng biến chiếc điện thoại hay máy tính bảng thành “vú em” cho bé. Hãy cùng xem với bé, và cùng bàn luận về những gì hai mẹ con đang xem. Phương pháp đọc sách cùng nhau, phương pháp trò chơi khơi gợi trí tưởng tượng thực ra là cách tốt hơn để dạy ngôn ngữ mới cho bé.

Nếu mẹ lo lắng vì thấy bé mãi mà không nói được, hãy trao đổi với chuyên viên chăm sóc sử khỏe hay bác sĩ. Họ sẽ trấn an mẹ nếu như bé yêu vẫn đang phát triển bình thường về khả năng nói. Nếu bé có vấn đề gì đó, họ cũng sẽ giới thiệu cho mẹ một chuyên gia trị liệu về âm ngữ và ngôn ngữ, mẹ có thể gặp họ để kiểm tra thử.

Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển nhanh của trẻ chập chững. Khi bé yêu bắt đầu khám phá các loại thực phẩm mới, mẹ hãy cho bé dùng sữa Aptamil Growing Up vì sữa có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đã được tính toán liều lượng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé, giúp bé có được chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.

Sữa Aptamil Growing Up có chứa các chất như sau:

- Chất sắt - hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức não bộ.

- Vitamin D và canxi - giúp xương bé phát triển bình thường.

- I-ốt - giúp bé phát triển ổn định.

Nguồn: The Huffington Post UK

Những bài viết liên quan

Alt image

Thắc mắc về dinh dưỡng cho bé?

Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.

x