Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Các bé ở độ tuổi chập chững rất thích thể hiện ý chí độc lập – âu cũng là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển – nhưng cũng vì lý do này giờ ăn của gia đình lúc nào cũng nhọc nhằn hơn. Khi mẹ biết cách tạo niềm vui cho bữa ăn chung của cả nhà, bé chập chững sẽ cảm thấy thích thú, bé sẽ háo hức mong tới giờ ăn. Mời mẹ tìm hiểu một số phương cách rất sáng tạo để dỗ cho bé bước vào mối quan hệ “cơm lành canh ngọt” với bữa ăn gia đình, bằng cách giúp bé khám phá một số kỹ năng mới của bé nhé.
Ở tuổi này, bé chập chững ít nhiều đã có ý chí độc lập; bé hay bộc lộ cá tính rất riêng của mình, thậm chí nhiều lúc khá ương bướng nữa. Bữa ăn gia đình là cơ hội rất tốt giúp bé thử nghiệm các giới hạn – cái gì được phép, cái gì không được phép – qua đó bé sẽ biết cách xác lập các lựa chọn riêng của mình, nhưng hành trình trải nghiệm giờ ăn của bé cũng là thách thức không nhỏ đối với nhiều bậc phụ huynh.
Nếu mẹ cho bé “xí một chỗ” trong nhà bếp để nhìn mẹ nấu nướng, bé sẽ cảm thấy chuyện ăn uống quả là vui, như thế khi tới giờ ăn bé sẽ cảm thấy hào hứng hơn. Việc này cũng sẽ giúp cho bé dễ dàng chịu ăn nhiều loại thực phẩm và đón nhận nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.
Hãy cho bé chập chững được ăn chung với cả nhà, và hãy làm thế càng thường xuyên càng tốt mẹ nhé. Trẻ em học hỏi bằng cách nhìn người lớn làm mẫu, nên khi bé nhìn thấy cả nhà ai cũng ăn nhiều loại thực phẩm, trẻ có khuynh hướng cũng sẽ ăn giống kiểu như vậy. Các nghiên cứu đã chứng minh: các bé thường xuyên ăn chung với gia đình thường có khuynh hướng dễ ăn được nhiều loại thực phẩm hơn và hấp thụ được hàm lượng dưỡng chất cao hơn so với các bé chỉ ăn riêng một mình1. Có thể việc duy trì tất cả các bữa ăn gia đình là chuyện khó với mẹ, nhưng mẹ hãy cố sắp xếp, sao cho bữa ăn gia đình là ưu tiên thường xuyên của cả nhà.
Đa số các bé chập chững đều thích ứng khá tốt với thói quen đúng giờ đúng giấc khi ăn uống của cả nhà. Mẹ hãy duy trì ổn định giờ ăn các bữa chính và giờ ăn xế của bé, làm như thế bữa ăn của cả nhà sẽ rất suôn sẻ và thoải mái. Mẹ cần nhớ rằng các bé ở tuổi chập chững một khi đã mệt hoặc đói bụng thì sẽ không chịu hợp tác đâu nhé, vì thế mẹ nên lên lịch giờ ăn các bữa chính thật hợp lý, tốt nhất là ăn sớm, cách một khoảng đủ xa trước giờ ngủ trưa và giờ bé phải lên giường buổi tối.
Ngoài ba bữa chính, bé chập chững có thể sẽ cần ăn dặm thêm hai, ba bữa ăn xế trong ngày. Mẹ có thể chuẩn bị các món ăn xế lành mạnh sau: bánh gạo, rau củ nghiền vo thành que chiên giòn (vegetable stick), trái cây, vài miếng phô-mai, da-ua hoặc bánh mì sandwich cỡ nhỏ.
Khi cần đi ra ngoài, mẹ nên mang theo các món ăn xế đủ dinh dưỡng, tránh việc bất đắc dĩ phải cho bé ăn các món ăn nhanh, đồ ăn tiện lợi dọc đường, chúng không tốt cho sức khỏe đâu.
Điều quan trọng là cần cho bé uống đủ nước, nhưng mẹ nhớ đừng cho bé uống nhiều nước quá nhé, vì làm như thế bé sẽ bị no hơi, chẳng còn bụng dạ đâu mà ăn đấy. Tốt nhất là giữa các bữa ăn chính mẹ nên cho bé uống nước. Nếu mẹ muốn cho bé uống nước ép trái cây, nhớ pha cho đủ nước cho ly nước ép của bé, pha loãng vào, và chỉ khi nào tới giờ ăn mới cho bé uống nước ép, như vậy sẽ tốt hơn cho răng của bé, đừng cho uống nước ép tù tì cả ngày.
Nếu bé tập trung vào bữa ăn và bé thấy vui, thường thì bé sẽ chịu ăn những món đã được mẹ nấu và bày ra trên dĩa của bé. Mời mẹ thử các mẹo hay sau, bữa ăn gia đình sẽ thêm phần tươi vui và thú vị:
Mẹ có thể khích lệ bé cùng đi chợ mua sắm với mẹ, cùng nấu ăn với mẹ. Hãy cho bé được quyền chọn món ăn mà bé muốn mẹ nấu, làm như thế bé sẽ được bày tỏ cá tính của bản thân – một yếu tố hết sức quan trọng ở tuổi này.
Mẹ có thể chở bé đi siêu thị, một chỗ rất hay vì tại đó bé được khám phá và học hỏi. Mẹ hãy bảo bé chỉ cho mẹ xem các trái cây và rau củ mà bé đã biết. Khi bé chỉ đúng rồi, mẹ hãy khen bé thật nhiều. Khi bé đang ăn, mẹ hãy nhắc bé rằng bé đang được ăn trái cây hoặc loại rau mà chính tay bé đã tìm ra trong siêu thị vì bé rất thông minh.
Khi bé đã đủ lớn, mẹ hãy để cho bé giúp mẹ chuẩn bị cho bữa ăn gia đình. Mẹ hãy đưa cho bé một con dao làm bếp phù hợp với lứa tuổi chập chững. Mẹ tập cho bé dùng dao thái rau củ. Nếu bé còn quá nhỏ chưa thể tham gia làm bếp với mẹ, hãy cho bé ngồi trên một ghế cao gần đó, để bé được quan sát mọi thứ và được nghe mẹ nói chuyện với bé. Mẹ sẽ nói cho bé biết mẹ đang làm gì trong bếp.
Trẻ ở tuổi chập chững cảm thấy rất thích thú khi mẹ cho trẻ được tự ra quyết định, vì thế mẹ hãy cho bé chọn loại rau mà bé muốn mẹ nấu hôm nay cho bé ăn, cho bé xem nhiều loại nước uống, cho bé chọn một loại. Mẹ nhớ là đừng đưa ra quá nhiều lựa chọn mà chỉ đưa vài món đơn giản thôi, vì ở tuổi chập chững, khả năng ra quyết định của bé cũng còn giới hạn lắm nhé. Ví dụ, mẹ có thể cho bé chọn: Hôm nay con muốn ăn sandwich phết phô-mai hay sandwich thịt heo lát; hôm nay con muốn tráng miệng bằng chuối hay táo. Khi bé lớn, mẹ có thể giao cho bé dọn bàn ăn cho cả nhà, hoặc giao cho bé một nhiệm vụ nào đó, chẳng hạn như đi báo cho cả nhà biết là giờ ăn đến rồi.
Mẹ cứ để cho bé chập chững giúp mẹ nấu các món sau đây, qua đó khơi gợi sự thích thú của bé và cũng để khiến bé sau này dễ ăn hơn:
1. Hamilton SK & Wilson JH (2009) Bữa ăn gia đình - đáng để nỗ lực. ICAN: Dinh dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ em, & vị thành niên 1: 346-350
Duyệt lần cuối: 27/08/2014
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.