Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Tình huống một: bé quấy lên và hét ầm ĩ; mẹ thì bực mình quát nạt, rầy la và cố sức bế bé đi chỗ khác. Mặc kệ mẹ, bé vẫn bướng bỉnh, bé gồng mình cứng ngắc. Tình huống hai: cả nhà vào quán cà phê, bé nhà mình tự dưng “chứng” lên. Mẹ phải tức tốc bế bé ra khỏi quán; bé dỗi, mặt bé đỏ như gấc, chân bé đá loạn xị. Tình huống ba: bé đang đi siêu thị với mẹ. Mẹ đòi làm gì đó, mẹ nhất quyết không cho (ví dụ: mẹ không cho cho bé đưa hành sống lên miệng ăn), thế là bé nổi cơn tam bành lên, bé nằm ăn vạ trên sàn nhà siêu thị, tay chân đấm đá thùm thụp lên sàn nhà… Ôi những tình huống ăn vạ quá kinh điển của tuổi chập chững, phải không mẹ?
“Bé lên hai” - chỉ cần nghĩ tới cụm từ này thôi nhiều cha mẹ đã thấy ngán tới cổ. Quả là một thách thức cam go đây, vì tới tuổi này cha mẹ sẽ phải thường xuyên mất ăn mất ngủ với bé rồi. Thực ra, bé lên hai, lên ba thường rất hay ăn vạ, nhưng bé cũng không thấy vui vẻ gì đâu mẹ à, vì ở tuổi này bé chưa có kỹ năng kiểm soát và bày tỏ cảm xúc một cách trọn vẹn như người lớn chúng ta.
Biết là mẹ khó tránh khỏi giai đoạn này cho nên chúng tôi sẽ mách mẹ vài mẹo hay, mục tiêu là giúp cho mẹ và bé chế ngự được những cơn cuồng phong cảm xúc sắp tới.
Có một cách rất hay giúp mẹ giảm bớt số lần làm nư, ăn vạ của bé, đó là hãy hạn chế các tình huống xung đột nảy lửa có thể “kích nổ” cơn cáu giận ở trẻ chập chững. Ví dụ, bé đang chơi vui, nếu mẹ muốn bé làm một việc gì khác, mẹ nhớ cho bé chừng năm phút chuẩn bị. Hãy báo trước cho bé. Thì mẹ cứ nghĩ mà xem, nếu mẹ đang chăm chú say mê xem tập phim mới nhất trên truyền hình, tự dưng có người cứ nằng nặc bắt mẹ phải bỏ dở bộ phim để đi đánh răng, mẹ có cáu không chứ?
Ở lứa chập chững, bé đang học cách tự ra quyết định. Khi bé đang tới cơn bướng bỉnh, mẹ có thể cho bé quyền lựa chọn. Đây, hai bộ đồ, con muốn mặc bộ nào; hai món ăn vặt, con thích ăn món nào, hai trò chơi, con muốn chơi trò nào. Đây là cách rất hay để có được sự hợp tác của bé, vì bé được chút quyền kiểm soát tình hình, bé có được chút tự do mà bé muốn.
Một chất xúc tác thường thấy khiến các bé chập chững hay ăn vạ và cáu kỉnh đó là các bé quá dư năng lượng, nhưng nguồn năng lượng đó lại bị dồn nén lại quá mức. Mẹ hãy cho bé được tự do chạy nhảy thoải mái. Những hôm trời mưa dầm mưa dề bé không được ra ngoài chơi, mẹ có thể bật nhạc sôi động lên cho bé nhảy disco ngay trong nhà. Ở thái cực ngược lại, nếu mẹ thấy bé đã đừ người sau một ngày dài quá mệt mỏi ở nhà trẻ, mẹ đừng chọc cho bé chạy nhảy, chơi đùa nữa, hãy để yên cho bé nghỉ mệt và thư giãn, mẹ nhé.
Nếu những lần ăn vạ của bé xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc hơn, mẹ cũng đừng chán nản: bé nhà mình càng thường xuyên ăn vạ, mẹ càng có thêm cơ hội để hiểu thêm về các dấu hiệu cảnh báo ở tuổi đầu đời của bé. Khi bé bắt đầu làm nư và ăn vạ, mẹ sẽ nhận ra một số dấu hiệu cảnh báo một cơn bão mang tên “ông nhóc/cô nhóc nhà mình” đang kéo đến. Khi mẹ đã biết rõ các dấu hiệu đó, lần sau nếu thấy bé bắt đầu “manh nha” làm mình làm mẩy, mẹ sẽ dễ dàng triệt hạ cơn cáu giận của bé ngay từ trong trứng nước, không để chúng biến thành cuồng phong.
Đây là lúc mẹ phải tập dùng kỹ thuật phân tâm. Khi mẹ thấy bé bắt đầu có vẻ cáu kỉnh, hãy làm bé phân tâm bằng một thứ gì đó thật mới mẻ. Mục đích là khiến bé thay đổi hướng tập trung - một trò chơi mới, một món đồ chơi mới, thậm chí vài trò chơi vận động mới lạ đều tốt cả. Mẹ biết rồi đó, nếu mình đang cáu mà tự dưng có ai chọc cho mình cười thì làm sao mà mình cáu tiếp được, cho nên nhiều khi chỉ cần mẹ biết ý một chút, bé hơi cáu lên mẹ chỉ cần cù lét là êm ngay thôi.
Khi cơn tam bành của bé đã lên tới cực điểm, nó chẳng khác gì một trận cuồng phong bùng lên giữa một ngày trời quang mây tạnh. Đây là tin không vui cho mẹ: Mẹ có chuẩn bị tâm lý kỹ đến đâu thì cũng sẽ có lúc mẹ bị “choáng” khi đối diện với những cơn cuồng phong kiểu này.
Cách xử lý tốt nhất khi bé bắt đầu làm nư hay ăn vạ đó là mẹ đừng làm gì cả. Cứ giả đò làm ngơ đi. Nghe thì có vẻ phi lý mẹ nhỉ! Như thế này: Khi mẹ giả đò làm ngơ không đoái hoài gì đến cơn cáu giận của bé, tức là mẹ đang gửi cho bé một thông điệp rõ ràng - đó là mẹ không dễ gì bị khuất phục bởi thái độ tiêu cực đó, mẹ sẽ không cho bé sự quan tâm chú ý mà bé đang thèm khát và cố đạt được bằng cách ăn vạ. Tuy nhiên, mẹ sẽ không phạt bé, vì xét cho cùng cái kiểu ăn vạ này cũng là chuyện thường tình ở trẻ lên hai, lên ba thôi. Khi mẹ giả đò làm ngơ với bé, bé sẽ có đủ không gian và thời gian để tự bình tĩnh trở lại; một chốc nữa là vui trở lại thôi ấy mà!
Mẹ cứ ở cùng phòng với bé, đừng bỏ đi chỗ khác, để đảm bảo an toàn cho bé khi bé ăn vạ, sau đó cứ giả đò làm ngơ là xong. Cứ hết sức bình tĩnh như không có chuyện gì; cứ thản nhiên làm tiếp công việc mẹ đang làm dang dở, bình tĩnh như không, rồi cuồng phong cũng lặn thôi mẹ ơi.
Khi cơn giận vô cớ của bé bùng lên, cha mẹ khó mà có thể giữ bình tĩnh được. Thường thì họ sẽ cảm thấy tự ái: Mình nuôi dạy con thế nào mà ra cớ sự thế này? Con nó làm vậy vì nó ghét mình, nó muốn làm mình buồn phải không? Sao lại thế này chứ, mình đã làm gì sai đâu nào? Những cảm xúc hỗn độn đan xen có thể khiến cha mẹ phản ứng lại với cơn quấy của bé bằng những hành vi bột phát cảm xúc không hay.
Mẹ ơi là mẹ, hãy cứ yên tâm đi, hành vi hay quấy hay chứng của bé chẳng qua chỉ là một giai đoạn tâm sinh lý bình thường đó mà. Mẹ đừng ngồi đó mà tự trách cứ bản thân nữa. Đừng nhìn sự việc qua lăng kính của bé nữa, làm vậy cảm xúc của mẹ càng dễ bột phát thành ra nóng nảy đấy. Mẹ càng bình tĩnh chừng nào, mẹ càng có khả năng chế ngự cơn giận của bé hiệu quả chừng nấy.
Nếu mẹ biết cách xử lý cảm xúc thất vọng chán nản của chính mình bằng thái độ điềm tĩnh, nhẹ nhàng, mẹ sẽ dạy được cho bé yêu biết cách kiềm chế cảm xúc. Nói cách khác, trong thuật dạy con, hành động nói lên tất cả, lời nói suông không có tác dụng nhiều. Vậy nên mẹ đừng lo lắng thái quá về hành vi kỳ quặc của bé chập chững, hãy dành thì giờ xử lý cảm xúc của bản thân thật hiệu quả.
Khi bé ăn vạ, nhất là khi bé quăng quật đồ chơi khắp phòng, mà mẹ vẫn giả đò mặt lạnh làm ngơ và không chìu hư bé thì đúng là mẹ thành công quá sức mong đợi rồi đấy. Mẹ cũng đừng lo lắng làm gì. Sau khi bé đã giải phóng được năng lượng bị dồn nén, sau khi bé nhận ra là dù có ăn vạ hay làm nư đến đâu mẹ cũng không chìu theo ý bé, mẹ có thể giúp bé điều chỉnh lại hành vi cho đúng đắn thông qua một bước khích lệ rất hay.
Khi bé đã bình tĩnh, khi hành vi đã trở lại bình thường, mẹ hãy dành cho bé thật nhiều âm yếm, yêu thường và lời khen ngợi. Hãy hôn bé, hãy làm hòa với bé - đây là cách nhắc cho bé nhớ về tình yêu vô điều kiện, vô bờ bến của mẹ, cũng là cách thắt chặt sợi dây liên kết giữa hành vi tích cực của bé và sự quan tâm yêu thương của mẹ.
Sữa Aptamil Growing Up được tinh chỉnh phù hợp với giai đoạn phát triển nhanh của trẻ chập chững. Khi bé yêu bắt đầu khám phá các loại thực phẩm mới, mẹ hãy cho bé dùng sữa Aptamil Growing Up vì sữa có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đã được tính toán liều lượng phù hợp với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé, giúp bé có được chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.
Sữa Aptamil Growing Up có chứa các chất như sau:
- Chất sắt - hỗ trợ phát triển khả năng nhận thức não bộ.
- Vitamin D và canxi - giúp xương bé phát triển bình thường.
- I-ốt - giúp bé phát triển ổn định.
Nguồn: The Huffington Post UK
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.