Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng rất quan trọng giai đoạn mang thai và cho con bú. Việc kết hợp bú sữa mẹ và bú sữa bình trong những tuần đầu đời của bé có thể làm giảm khả năng tiết sữa mẹ và ảnh hưởng đến việc cho bé bú sữa mẹ sau đó. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để đưa ra lựa chọn phù hợp về việc cho trẻ bú sữa và chế độ ăn uống.
Bé yêu ngay từ lúc mới chào đời đã bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Hãy xem chuyên gia ngôn ngữ và âm ngữ trị liệu Nicola Lathey nói gì về tầm quan trọng của các trò chơi và trí tưởng tượng ở trẻ em, cũng như các tác động của kỷ nguyên công nghệ số đối với khả năng phát triển ngôn ngữ của bé nhé.
Bé yêu ngay từ lúc mới chào đời đã bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Hãy xem chuyên gia ngôn ngữ và âm ngữ trị liệu Nicola Lathey nói gì về tầm quan trọng của các trò chơi và trí tưởng tượng ở trẻ em, cũng như các tác động của kỷ nguyên công nghệ số đối với khả năng phát triển ngôn ngữ của bé nhé.
Những năm tháng đầu đời bé lớn rất nhanh và đây cũng là giai đoạn cho bé nhiều cơ hội phát triển, vì những trải nghiệm đầu đời thường có ảnh hưởng rất dài lâu. Khi não bộ phát triển, bé bắt đầu học ăn, học bò, học đi, học nói. Làm cha mẹ ai mà chẳng quan tâm đến những cột mốc khôn lớn này ở trẻ nhỏ. Có một sự thật là ở những năm tháng đầu đời, não của bé tăng trưởng rất nhanh. Tới năm hai tuổi, não của bé đã lớn gấp ba lần so với kích thước não lúc bé mới ra đời.1 Cũng dễ hiểu vì sao ta lại nói khoảng thời gian đầu đời có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển trí óc của trẻ em.1
Trong giai đoạn này, trí nhớ dài hạn bắt đầu thành hình, cho nên đa số chúng ta không thể nhớ nổi những gì xảy ra với mình trước thời điểm cột mốc hai, ba tuổi. Đa số mọi người tưởng rằng bé yêu của họ đã tới tuổi chập chững khi thấy các bé bắt đầu lẩm đẩm tập đi, nhưng đúng ra tuổi chập chững được tính từ mốc một tuổi tới ba tuổi. Trong giai đoạn này bé phát triển rất nhanh về khả năng giao tiếp xã hội và nhận thức não bộ. Trong khoảng từ 2 đến 5 tuổi, đa số các bé hầu như đã phát triển hoàn thiện khả năng giữ sự chú ý trong một thời lượng tương đối dài, bé cũng nhớ được một số thông tin nhất định.2 Ở lứa này, trí nhớ dài hạn bắt đầu thành hình, đó là lý do hầu như không ai trong chúng ta còn nhớ chuyện đã xảy ra với mình trước cột mốc hai, ba tuổi.2
Là cha mẹ, chúng ta dõi theo từng bước phát triển mới mẻ của bé. Phần lớn các trải nghiệm “lần đầu tiên” của bé đều xảy ra ở lứa chập chững. Mẹ hãy nhớ lại mà xem mình đã vui sướng ra sao khi thấy bé yêu lẫm đẫm đi những bước đi đầu tiên, cũng như khi bé bi bô vài từ đầu tiên trong đời. Song những kỹ năng này không phát triển một cách rời rạc. Chúng là một phần trong bức tranh toàn cảnh, bao gồm kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng vui chơi, kỹ năng quan sát và lắng nghe3. Cha mẹ có thể giúp bé bằng cách khích lệ bé rèn các kỹ năng này và cho bé thêm hứng thú để bé tìm tòi khám phá thế giới quanh mình.
Tiến trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời có tính chất bản năng, và đối với đa phần các bé, tiến trình này xảy ra một cách khá tự nhiên.4 Tuy nhiên, cách chúng ta là người lớn phản hồi lại với nỗ lực giao tiếp của bé sẽ để lại cho bé nhiều ấn tượng.4
Não bộ của bé phát triển được một phần là nhờ các trải nghiệm lặp đi lặp lại; chính các trải nghiệm này định hình cách tiếp thu tri thức của trẻ.5 Một lời nhận xét đơn giản, một hành động nhỏ nhặt chỉ tác động chút ít lên khả năng học hỏi của bé, nhưng trong những năm đầu đời, một lời nói hay hành động được lặp đi lặp lại sẽ lưu giữ mãi trong tiềm thức của bé yêu. Qua việc lặp đi lặp lại và khích lệ bé, mẹ có thể giúp bé thực hiện nhiều lần một hành động nhất định. Mẹ nhớ khích lệ bé nói lại một số từ ngữ, làm lại một hành động cho quen dần, chắc chắn bé sẽ cảm thấy rất tự hào về nỗ lực giao tiếp mới mẻ của bé.
Các chuyên gia ngôn ngữ và âm ngữ trị liệu cho biết: Bé cần được nghe một từ vựng nhiều hơn 500 lần trong ngữ cảnh phù hợp thì bé mới có thể bắt đầu thử nói theo. Mẹ hãy dùng những quyển sách có in các dòng chữ giống nhau, lặp đi lặp lại, vì đây có thể là cách rất tốt giúp bé học nói.
Có một điều rất thú vị, đó là tốc độ phát triển về kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ em liên quan chặt chẽ với các trò chơi.4 Các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ mô tả hiện tượng này bằng thuật ngữ “ngôn ngữ phát triển qua trò chơi.” Các bé bắt đầu tập nói những từ đầu tiên, thường vào khoảng một tuổi. Cũng vào giai đoạn này, các trò chơi diễn tả biểu tượng bắt đầu có sự biến chuyển khá rõ.4 Trò chơi diễn tả biểu tượng là trò chơi đòi hỏi bé sử dụng hành động, vật thể hoặc ý tưởng để mô tả một hành động, vật thể, hay ý tưởng khác. Có thể mẹ sẽ thấy bé yêu dùng trái chuối đưa lên tai diễn tả cái điện thoại, hoặc đặt cái tô lên đầu diễn tả hình ảnh cái mũ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố mà các bé sử dụng trong trò chơi diễn tả biểu tượng có khả năng kích thích tốc độ phát triển nhận thức não bộ và kỹ năng phối hợp các bộ phận cơ thể.6 Nghịch đồ chơi khiến bé rất vui, và qua đó trí tưởng tượng của bé sẽ phát triển ngay từ thuở nhỏ. Thậm chí những trò chơi đơn giản nhất cũng có thể tạo ra các tình huống rất thú vị, giúp bé học hỏi và phát triển kỹ năng. Vi dụ, khoa học đã chứng minh: bộ xếp hình, một món đồ chơi hết sức đơn giản, lại có khả năng giúp các bé cải thiện khả năng ngôn ngữ rất nhanh chỉ trong vòng sáu tháng bé tiếp xúc với nó.1 Khi bé mày mò các khối hình để xây một tòa nhà, bé đang tiếp nhận nhiều cơ hội phát triển kỹ năng nói và hình thành ngôn ngữ - bé tập dùng tính từ (cao, thấp), động từ (ngã, xây), giới từ (trên - trên cùng), danh từ (màu sắc, số đếm). Cha mẹ sẽ làm mẫu cho bé xem, khi bé hiểu rồi sẽ bắt chước theo cho mà xem. Ngoài ra trò chơi này còn giúp cho bé phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, qua đó bé sẽ học cách chờ tới lượt của mình, chia sẻ, lắng nghe, và quan sát.3
Việc tiếp xúc với công nghệ truyền thông từ quá sớm, chẳng hạn như xem truyền hình, dùng máy tính bảng, máy tính… đang ngày càng trở nên phổ biến ở các cấp độ mẫu giáo, thậm chí ngay khi trẻ chưa đi mẫu giáo, đơn giản vì các thiết bị công nghệ này có khả năng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ ở nhà. Trong xã hội “số”, nhiều bé biết cách dùng tay quẹt màn hình điện thoại hay máy tính bảng từ rất sớm, trong khi các kỹ năng khác mãi về sau này mới xuất hiện!
Với sự phát triển quá mạnh mẽ của thế giới cá trò chơi và chương trình giải trí dành cho trẻ em mọi lứa tuổi, phụ huynh chúng ta rất dễ bị lầm. Chúng ta cứ tưởng truyền thông kỹ thuật số có tác động tích cực đối với các bé, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Một nghiên cứu năm 2011 đã chứng minh: các bé mới sáu tháng tuổi nếu tiếp xúc quá nhiều với truyền thông kỹ thuật số sẽ có tốc độ phát triển nhận thức não bộ bị chậm lại lúc các bé được 14 tháng tuổi.7 Ví dụ, các bé nếu xem TV quá nhiều sẽ gặp vấn đề về khả năng chú ý và ngôn ngữ, khả năng phát triển nhận thức não bộ cũng bị chậm lại.10 Khi mẹ cắt giảm bớt mức độ tiếp xúc của bé với truyền thông kỹ thuật số, mẹ có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của lĩnh vực này đối với kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, trò chuyện của bé. Mẹ đừng ngần ngại thay thế các thiết bị kỹ thuật số bằng hoạt động tương tác, chơi đùa với con.7 Thay vì cho bé xem TV quá nhiều, hãy chơi đùa, nói chuyện, tương tác với bé, chẳng hạn như đọc truyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ, chơi đồ hàng, tập cho bé bắt chước ngôn ngữ… chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn.7
Các bậc phụ huynh đã được cung cấp rất nhiều cách thức để khích lệ các bé rèn kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Tùy vào mức độ phát triển về thể chất, trí não, cảm xúc tuổi đầu đời của từng bé, hãy chọn các hoạt động phù hợp để kích thích sự phát triển lành mạnh, và loại bỏ các hoạt động vô bổ, đây là điều cực kỳ quan trọng. Hãy khích lệ bé chơi các trò chơi đòi hỏi vận dụng trí tưởng tượng, đừng để bé ngồi lì một chỗ xem các nội dung phát trên phương tiện công nghệ số, bé sẽ không chỉ được vài phút hay vài giờ “vui” mà còn được lợi ích nhiều hơn thế. Khi mẹ chơi đùa với bé, tạo cơ hội cho bé khám phá và tương tác theo cách của bé, mẹ đang giúp cho bé phát triển và học hỏi tri thức trong một môi trường vui vẻ và an toàn.3
Nicola Lathey là một trong số các Chuyên Gia Ngôn Ngữ và Âm Ngữ Trị Liệu hàng đầu ở Vương Quốc Anh. Bà là tác giả của đầu sách Small Talk (Macmillan), sách bán rất chạy đã đoạt được nhiều giải thưởng danh giá. Bà thường được các truyền hình và đài phát thanh – truyền hình quốc tế mời diễn thuyết về tiến trình phát triển ngôn ngữ và giọng nói ở trẻ em. Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên các trang báo và tạp chí khắp thế giới.
Bà được các đại học, hội từ thiện, doanh nghiệp ở Anh Quốc mời đến giảng dạy. Năm ngoái bà cùng với Giáo sư Sir Robert Winston diễn thuyết ở The Baby Show tại hội trường NEC thuộc thành phố Birmingham. Nicola là thành viên của ASLTIP (Hiệp Hội Các Chuyên Gia Trị Liệu Ngôn Ngữ và Âm Ngữ Độc Lập), Đại Học Hoàng Gia Anh về Trị Liệu Ngôn Ngữ và Âm Ngữ, Hội Đồng Chuyên Môn về Sức Khỏe.
1. Christakis D et al. Ảnh hưởng của trò chơi khối đến việc tiếp thu ngôn ngữ và sự chú ý ở trẻ mới biết đi. Arch Pediatr Adolesc Med 2007; 161(10): 967–971.
2. Oswalt A; Phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ: Xử lý thông tin. MentalHelp.Net 2008. Tham khảo tại: https://www.mentalhelp.net/articles/early-childhood-cognitive-development-information-processing/ (Truy cập 4/2016).
3. Trị liệu bằng lời nói và giao tiếp. Tham khảo tại: http://www.icommunicatetherapy.com/child-speech-language/child-speech-language-development/activities-strategies-help-develop-speech-language-skills (Truy cập 4/2016).
4. Cortese R et al. Viện tâm trí trẻ em. Giúp trẻ mở rộng các kỹ năng ngôn ngữ - Mẹo khuyến khích trẻ từ 0-5 tuổi nói chuyện. Tham khảo tại: http://childmind.org/article/helping-toddlers-expand-their-language-skills/ (Truy cập 4/2016).
5. Brotherson S et al. NDSU 2009. Hiểu về sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Tham khảo tại: https://www.ag.ndsu.edu/pubs/yf/famsci/fs609.pdf (Truy cập 4/2016).
6. Miquelote A et al. Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến hành vi vận động và nhận thức của trẻ sơ sinh. Infant Behav Dev 2012; 35: 329-334.
7. Tomopoulos S et al. Tiếp xúc với trẻ sơ sinh và phát triển trẻ mới biết đit. Arch Pediatr Adolesc Med 2010; 164(12): 1105–1111.
8. Zimmerman et al. Liên kết giữa xem phương tiện truyền thông và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em dưới 2 tuổi. J Pediatr 2007; 151: 364–8.
9. Christakis et al. Tiếp xúc với truyền hình sớm và các vấn đề chú ý tiếp theo ở trẻ em. Pediatrics 2004; 113; 708–13.
10 Zimmerman and Christakis. Việc trẻ xem truyền hình và kết quả nhận thức. Arch Pediatr Adolesc Med 2005; 159: 619–625.
Chúng tôi luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của mẹ về vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng cho bé.