"Mẹ hãy hỏi bé: “Con ơi, nói mẹ nghe con thấy gì nào?” để tập cho bé nói thành lời những suy nghĩ trong đầu, khi trẻ trải nghiệm thế giới xung quanh."
Tiến trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời có tính chất bản năng, và đối với đa phần các bé, tiến trình này xảy ra một cách khá tự nhiên.4 Tuy nhiên, cách chúng ta là người lớn phản hồi lại với nỗ lực giao tiếp của bé sẽ để lại cho bé nhiều ấn tượng.4
Não bộ của bé phát triển được một phần là nhờ các trải nghiệm lặp đi lặp lại; chính các trải nghiệm này định hình cách tiếp thu tri thức của trẻ.5 Một lời nhận xét đơn giản, một hành động nhỏ nhặt chỉ tác động chút ít lên khả năng học hỏi của bé, nhưng trong những năm đầu đời, một lời nói hay hành động được lặp đi lặp lại sẽ lưu giữ mãi trong tiềm thức của bé yêu. Qua việc lặp đi lặp lại và khích lệ bé, mẹ có thể giúp bé thực hiện nhiều lần một hành động nhất định. Mẹ nhớ khích lệ bé nói lại một số từ ngữ, làm lại một hành động cho quen dần, chắc chắn bé sẽ cảm thấy rất tự hào về nỗ lực giao tiếp mới mẻ của bé.
Các chuyên gia ngôn ngữ và âm ngữ trị liệu cho biết: Bé cần được nghe một từ vựng nhiều hơn 500 lần trong ngữ cảnh phù hợp thì bé mới có thể bắt đầu thử nói theo. Mẹ hãy dùng những quyển sách có in các dòng chữ giống nhau, lặp đi lặp lại, vì đây có thể là cách rất tốt giúp bé học nói.
Mẹ hãy biến giờ vui chơi của bé thành giờ học hỏi khám phá.
Có một điều rất thú vị, đó là tốc độ phát triển về kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ em liên quan chặt chẽ với các trò chơi.4 Các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ mô tả hiện tượng này bằng thuật ngữ “ngôn ngữ phát triển qua trò chơi.” Các bé bắt đầu tập nói những từ đầu tiên, thường vào khoảng một tuổi. Cũng vào giai đoạn này, các trò chơi diễn tả biểu tượng bắt đầu có sự biến chuyển khá rõ.4 Trò chơi diễn tả biểu tượng là trò chơi đòi hỏi bé sử dụng hành động, vật thể hoặc ý tưởng để mô tả một hành động, vật thể, hay ý tưởng khác. Có thể mẹ sẽ thấy bé yêu dùng trái chuối đưa lên tai diễn tả cái điện thoại, hoặc đặt cái tô lên đầu diễn tả hình ảnh cái mũ.
"Trò chơi diễn tả biểu tượng kích thích trẻ sử dụng trí tưởng tượng."
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố mà các bé sử dụng trong trò chơi diễn tả biểu tượng có khả năng kích thích tốc độ phát triển nhận thức não bộ và kỹ năng phối hợp các bộ phận cơ thể.6 Nghịch đồ chơi khiến bé rất vui, và qua đó trí tưởng tượng của bé sẽ phát triển ngay từ thuở nhỏ. Thậm chí những trò chơi đơn giản nhất cũng có thể tạo ra các tình huống rất thú vị, giúp bé học hỏi và phát triển kỹ năng. Vi dụ, khoa học đã chứng minh: bộ xếp hình, một món đồ chơi hết sức đơn giản, lại có khả năng giúp các bé cải thiện khả năng ngôn ngữ rất nhanh chỉ trong vòng sáu tháng bé tiếp xúc với nó.1 Khi bé mày mò các khối hình để xây một tòa nhà, bé đang tiếp nhận nhiều cơ hội phát triển kỹ năng nói và hình thành ngôn ngữ - bé tập dùng tính từ (cao, thấp), động từ (ngã, xây), giới từ (trên - trên cùng), danh từ (màu sắc, số đếm). Cha mẹ sẽ làm mẫu cho bé xem, khi bé hiểu rồi sẽ bắt chước theo cho mà xem. Ngoài ra trò chơi này còn giúp cho bé phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội, qua đó bé sẽ học cách chờ tới lượt của mình, chia sẻ, lắng nghe, và quan sát.3
Sự phát triển của bé vào những năm đầu đời trong bối cảnh “kỷ nguyên số”
Việc tiếp xúc với công nghệ truyền thông từ quá sớm, chẳng hạn như xem truyền hình, dùng máy tính bảng, máy tính… đang ngày càng trở nên phổ biến ở các cấp độ mẫu giáo, thậm chí ngay khi trẻ chưa đi mẫu giáo, đơn giản vì các thiết bị công nghệ này có khả năng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi trẻ ở nhà. Trong xã hội “số”, nhiều bé biết cách dùng tay quẹt màn hình điện thoại hay máy tính bảng từ rất sớm, trong khi các kỹ năng khác mãi về sau này mới xuất hiện!