Aptaclub trên Facebook
Nhấn Like trên Facebook của Aptaclub để cùng chia sẻ và trải nghiệm về chăm sóc con đầu đời.
Trẻ ở tuổi tập đi thích khẳng định sự độc lập của chúng – đó là một phần quan trọng của sự phát triển – nhưng nó có thể gây thách thức các bữa ăn hiện bây giờ và lần tiếp theo nữa. Hãy tìm cách để làm cho bữa ăn gia đình vui vẻ hơn có thể giữ sự hứng thú cho bé và giúp đỡ chúng tìm được thức ăn mà chúng muốn. Hãy tìm hiểu một số cách sáng tạo để khuyến khích mối quan hệ tốt đẹp của trẻ với thực phẩm, và khám phá làm thế nào để trẻ tham gia vào bữa ăn bằng cách sử dụng một số kỹ năng mới được hình thành của chúng.
Khi bé tăng trưởng, chúng sẽ tự hình thành tính độc lập cùng với một cá tính độc đáo và đôi lúc là cứng cỏi. Các bữa ăn chính là cơ hội tuyệt vời để chúng kiểm nghiệm các ranh giới và khẳng định các lựa chọn của riêng mình, điều này có thể sẽ mang đến một khoảng thời gian đầy thử thách đối với các bậc cha mẹ.
Việc chế biến thực phẩm trong không khí vui vẻ và tạo điều kiện để bé tham gia trong nhà bếp có thể làm cho bé thích ăn hơn. Điều đó cũng có thể làm trẻ có thể ăn nhiều loại chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển lành mạnh chúng.
Hãy cùng ăn với trẻ càng thường xuyên càng tốt. Trẻ em học hỏi hình mẫu từ người lớn. Do vậy, nếu chúng thấy bạn ăn phong phú nhiều loại thức ăn, có nhiều khả năng chúng sẽ ăn tương tự như vậy. Người ta cũng thấy rằng, những trẻ em cùng ăn với gia đình có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn và có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Có thể bạn không thu xếp được để cùng ăn với nhau trong mọi bữa ăn, nhưng bạn có thể ưu tiên các bữa ăn gia đình càng thường xuyên càng tốt.
“Trẻ tuổi tập đi cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển lành mạnh. Hãy giữ cho thực đơn của trẻ được phong phú để cung cấp đủ những thứ mà chúng cần, và đồng thời hãy giữ cho trẻ cảm thấy hứng thú.”
Hầu hết trẻ tuổi tập đi đáp ứng tốt với việc bảo đảm một nề nếp. Sự nghiêm túc tuân thủ theo một lịch trình đều đặn của các bữa ăn chính và phụ có thể giúp trẻ tiến bộ dễ dàng hơn. Chỉ cần nhớ rằng bé của bạn có thể ít chịu hợp tác nếu chúng cảm thấy mệt mỏi hoặc đói, vì vậy nên xếp các bữa ăn trước giờ ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ.
Ngoài 3 bữa ăn chính của bé, chúng có thể sẽ cần thêm hai hoặc ba bữa phụ trong ngày. Các lựa chọn lành mạnh bao gồm bánh gạo, rau củ cắt thành que, trái cây, pho mát, sữa chua hoặc bánh sandwich nhỏ.
Hãy mang theo các thức ăn nhẹ bổ dưỡng khi bạn ra ngoài với trẻ và để tránh phải cho bé các thức ăn tiện lợi nhưng ít dinh dưỡng hơn.
Điều quan trọng là giữ cho con của bạn không bị thiếu nước, nhưng quá nhiều đồ uống có thể làm chúng đầy bụng và ít còn chỗ cho thực phẩm. Các thức uống tốt nhất giữa các bữa ăn là nước. Nếu bạn cho trẻ nước trái cây, phải đảm bảo rằng nó đã được pha loãng thích hợp và chỉ cho trẻ uống trong bữa ăn, điều đó sẽ tốt hơn cho răng thay vì cho uống suốt cả ngày.
Nếu bé của bạn cảm thấy thu hút và thích thú trong bữa ăn, có nhiều khả năng chúng sẽ ăn được thức ăn trên đĩa của chúng. Hãy thử những ý tưởng sau đây để giữ cho bữa ăn gia đình vui vẻ và thú vị:
Sự tham gia của trẻ trong quá trình mua sắm, nấu ăn và lựa chọn những món ăn gì chúng muốn tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện bản thân – một nhu cầu rất quan trọng ở lứa tuổi này.
Các siêu thị có thể là một nơi để học hỏi và khám phá: yêu cầu trẻ phát hiện các loại trái cây và rau quả mà trẻ biết và cho rất nhiều lời khen khi chúng tìm thấy được ngay. Hãy chắc rằng bạn sẽ nhắc lại với trẻ trong bữa ăn rằng chúng đang ăn những trái cây hoặc rau quả mà chính chúng đã khéo léo tìm thấy.
“Hãy đưa cho con bạn các công cụ làm bếp riêng của bé để thu hút chúng; một con dao phù hợp lứa tuổi và một tấm thớt đầy màu sắc là những món đồ hấp dẫn để bắt đầu.”
Khi trẻ đủ lớn, hãy để trẻ giúp bạn chuẩn bị các bữa ăn gia đình bằng cách đưa cho chúng một con dao để cắt rau với bạn. Nếu chúng quá nhỏ để có thể tham gia trực tiếp vào việc nấu ăn, thì hãy đặt trẻ ngồi trên chiếc ghế cao gần bên bạn để có thể quan sát và nghe bạn thuyết trình về những gì đang làm.
Trẻ tuổi tập đi thích được cho cơ hội để đưa ra quyết định, do đó hãy yêu cầu chúng chọn các loại rau muốn dùng trong bữa ăn hoặc đưa ra các thức uống để chúng lựa chọn. Chỉ cần nhớ làm sao để giữ các lựa chọn ở mức đơn giản, vì các kỹ năng ra quyết định vẫn còn hạn chế ở độ tuổi này. Ví dụ, đưa ra các lựa chọn hoặc là phô mai hoặc thịt heo kẹp vào bánh sandwich, chọn lựa giữa một quả táo hoặc một trái chuối tráng miệng. Sau này khi trẻ lớn lên, chúng có thể giúp bạn xếp đặt bàn ăn hoặc có một trách nhiệm nào đó như là việc thông báo cho những người còn lại trong gia đình biết đã tới giờ ăn tối.
1. Hamilton SK & Wilson JH (2009) Family mealtimes – worth the effort. ICAN: Infant, Child, & Adolescent Nutrition 1: 346-350